Thế thua không thể gỡ của Liên minh Mỹ ở Syria

Trước một thế trận phòng ngự chắc, tấn công sắc của Nga-Syria-Iran thì liên minh Mỹ nên chấp nhận những gì mình có.

Có một xu hướng thú vị, vùng ảnh hưởng của các cầu thủ khác nhau ở Syria (chủ yếu là Nga, Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ) có vẻ như cấu trúc của nó đang hình thành rất rõ nét…

Vùng ảnh hưởng của Mỹ: Bây giờ ở đây, ngay cả quân đội Syria (SAA) và thậm chí cả máy bay của SAA cũng không thể tiếp cận. Nếu tiếp cận là Mỹ tấn công như đã từng, chứ chưa nói đến việc tấn công vào lực lượng mặt đất của họ tài trợ, huấn luyện…

the thua khong the go cua lien minh my o syria

Lính Mỹ ở Syria

Vùng ảnh hưởng của Liên minh Nga-Iran: Thực ra dùng từ này cũng không đúng bởi chính quyền Assad là hợp pháp, là thành viên của LHQ, do đó, đây là vùng lãnh thổ của Cộng hòa Ả Rập Syria. Tại đây, sau ngày 19/6/2017, tính từ phía Tây sông Euphrates thì không quân Liên minh Mỹ không được xâm phạm.

Và cuối cùng là vùng ảnh hưởng của Thổ Nhĩ Kỳ. Vùng này chủ yếu được hình thành sau chiến dịch “Lá chắn Euphrates” và một phần tại Idlib như ta đã biết…

Ranh giới của cấu trúc này phụ thuộc chủ yếu vào cuộc chiến chống IS khi ngày tàn của IS sắp đến…

Tình thế kết thúc chiến tranh thế giới lần thứ 2, Mỹ-Anh bắt tay, thỏa thuận với phát xít Đức ra sao để tạo cho Đức tập trung lực lượng còn lại, ngăn chặn Hồng quân Liên Xô tiến về Berlin như thế nào thì tại Syria, liên minh Mỹ cũng thỏa thuận với IS để IS sống chết với Nga như thế…

Rõ ràng, IS bị biến mất chỉ là vấn đề thời gian, nhưng buồn thay cho chính quyền Assad, một dấu hiệu Syria bị chia cắt cũng đang rất thực tế, rõ nét.

Cuộc chiến thống nhất đất nước Syria có thể kéo dài, tuy nhiên, nếu như chỉ dừng lại tại đây thì cũng là một thắng lợi to lớn, vĩ đại của chính quyền Assad. Điều này cũng có nghĩa là một thất bại cay đắng của Liên minh Mỹ.

Mặt trận phía Tây-Những trận thắng lật ngược thế cờ

Như đã biết, trước khi Nga can thiệp, tình hình Syria đến ngày 30/9/2015 là “ngàn cân treo sợi tóc”. Lực lượng nguy hiểm nhất hay đối tượng tác chiến nguy hiểm nhất của chính quyền Assad không phải là IS mà là nhóm phiến quân hay như Mỹ đặt tên là “đối lập ôn hòa” do Thổ Nhĩ Kỳ, Qatar, Saudi Arabia, phương Tây hậu thuẫn.

Chính vì thế trong đòn tấn công phủ đầu của Nga tại Syria ngày 30/9/2015 mục tiêu là phía Đông Homs và từ đó cho đến gần cuối năm 2016 VKS Nga cũng chỉ tập trung không kích vào vùng phía Tây Syria. Mỹ và Phương Tây tố cáo Nga chỉ tấn công vào quân đối lập ôn hòa của họ thay vì IS cũng không hẳn là sai sự thật.

Cho đến khi giải phóng miền Đông Aleppo vào tháng 12, cuộc chiến Syria đã được tiến hành chủ yếu ở phía Tây Syria dọc theo một dải bờ biển Địa Trung Hải của Syria trong một cuộc chiến tranh tàn khốc giữa quân đội Syria và các nhóm đó đều xuất xứ từ Al –Qaeda (gọi chung là phiến quân).

Áp lực mạnh mẽ, cực kỳ nguy hiểm của nhóm phiến quân này buộc quân đội Syria rút lui khỏi hầu hết miền Đông Syria để bảo vệ các trung tâm chính của dân số và quyền lực của Syria ở các thành phố ven biển. Và, IS đã chớp lấy cơ hội tấn công đánh chiếm khu vực này, trừ thành phố Deir Ezzor.

Chiến thắng Aleppo trong tháng 12/2016 của Syria tạo ra một bước ngoặt thế trận. Phiến quân đã bị một đòn đánh quỵ, suy sụp ý chí chính trị và hết hy vọng trong việc lật đổ Assad.

Vào tháng 4/2017 từ căn cứ Idlib, họ bất ngờ mở chiến dịch Hama với lực lượng tham gia hơn 10.000 quân. Chiến thắng hay thất bại của chiến dịch Hama mang tính sống còn của phiến quân, đến mức Mỹ cũng phải dựng cớ, dùng tên lửa Tomahawk, bất chấp tất cả để hỗ trợ cho phiến quân.

Tuy nhiên, chiến dịch bị thất bại nặng nề, phiến quân bị mất thêm đất và nguy cơ Idlib cũng sẽ là nơi không an toàn nếu quân Assad phát triển tiếp… Có thể coi đây là cơn giãy chết cuối cùng của phiến quân “đối lập ôn hòa” muốn dùng biện pháp quân sự để lật đổ Assad.

Bằng thỏa thuận giữa Nga-Thổ Nhĩ Kỳ-Iran trong tháng 12/2016 và được bổ sung vào tháng 5/2017, trong đó thành lập khu vực “de-confliction”, ngày 7/5/2017 thỏa thuận “de.confliction” (vùng an toàn) chính thức có hiệu lực. Nga tuyên bố “nội chiến Syria đã kết thúc”.

Sự kết hợp chiến thắng quân sự (phòng ngự và phản công trong chiến dịch Hama) với đàm phán, quân đội Syria tạm thời kết thúc chiến tranh với phiến quân tại mặt trận vùng phía Tây Syria, là một thắng lợi ngoạn mục và cực kỳ quan trọng.

Với Syria, đây là một thắng lợi có ý nghĩa chiến lược, bởi bắt đầu từ đây, Bộ tham mưu SAA có điều kiện nguồn lực để quan tâm đến mặt trận phía Đông (Đông Aleppo, Palmyra và Deir Ezzor) và mặt trận phía Nam Syria (biên giới Syria-Jordan).

Mặt trận phía Đông: bao vây và thọc sâu…

Đương nhiên, liên minh Mỹ không thể ngồi nhìn Nga-Syria thắng lợi dễ dàng. Ý đồ chiến lược của Mỹ tại Syria và Iraq có những bước chính sau:

1, Mỹ mở chiến dịch giải phóng Mosul để đẩy hàng ngàn lính IS tràn sang Syria đối đầu với liên quân Nga-Syria-Iran.

2, Hỗ trợ người Kurd Syria và thành lập SDF để tấn công Raqqa, thủ phủ của IS, đẩy lực lượng này chiếm cứ tại Deir Ezzor và tràn sâu vào phía Đông Homs, lãnh thổ của chính phủ quản lý.

3, Đồng thời, từ căn cứ Jordan họ hỗ trợ, huấn luyện cho FSA…tấn công kiểm soát dọc theo biên giới phía Nam và phía Đông của đất nước, xây dựng một vùng đệm chạy suốt toàn bộ biên giới Syria-Jordan, điểm cuối của tuyến “vòng cung” này là Deir Ezzor, tại đây FSA có kế hoạch kết nối với các đơn vị người Kurd của SDF.

Như vậy, chỉ bằng việc sử dụng IS và một ít việc với FSA, SDF, Liên minh Mỹ nhàn nhã biến 65% lãnh thổ Syria thành vùng ảnh hưởng của mình trong đó có Deir Ezor – vùng dầu mỏ bậc nhất Syria.

the thua khong the go cua lien minh my o syria

Vùng ảnh hưởng theo ý đồ của Mỹ sau khi giải phóng Raqqa và Deir Ezzor

Phía liên minh Nga-Syria-Iran không lạ gì ý đồ của liên minh Mỹ. Vì thế, Bộ tham mưu Nga-Syria mở mặt trận phía Đông.

Nga-Syria bằng mọi cách phải quét sạch IS tại vùng phía Đông Aleppo, tạo ra một hành lang mà điểm đến chiến lược là thành phố Resafa nằm ở phía Tây Nam Raqqa, nhằm vây chặt Raqqa từ phía Tây Nam, ngăn chặn con đường tiến về Deir Ezzor của IS và của SDF nếu như SDF có ý định.

Cánh quân thứ hai là tại Palmyra phát triển nhanh về hướng Đông Bắc, tạo ra một mũi thọc sâu vào Deir Ezzor. Đến một thời điểm cho phép, mũi thọc sâu này và lực lượng tại Resafa sẽ như 2 gọng kìm tấn công vào Deir Ezzor.

Nhiệm vụ của cánh quân phía Đông Aleppo cực kỳ quan trọng nhưng vô vàn khó khăn mà hoàn thành chỉ có thể là lực lượng thiện chiến nhất, có bản lĩnh, kinh nghiệm chiến trường nhất, không ai ngoài lữ đoàn con Hổ Syria

Khi mặt trận phía Tây ổn định, Bộ tham mưu Nga-Syria quyết định sử dụng lực lượng này. Rất may là họ đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ khiến Mỹ cay cú, nóng mặt buộc phải dùng máy bay F-18 Super Hornet bắn hạ SU-22 Syria đang hỗ trợ lực lượng con Hổ tấn công đánh chiếm Resafa vào ngày 18/6 như đã biết.

Tuy nhiên ngày 19/6, Resafa cũng được giải phóng. Chiến dịch mà Bộ tham mưu Nga-Syria tổ chức đã thành công. Cùng một lúc họ đạt 2 mục tiêu: Ngăn chặn IS tràn vào Đông Homs và Deir Ezzor, đồng thời, khi IS bị dồn không còn đường rút thì IS sẽ cố thủ, kìm chân SDF tại Raqqa

the thua khong the go cua lien minh my o syria
the thua khong the go cua lien minh my o syria

Nhiệm vụ quét sạch IS tại phía Đông Aleppo đến Resafa là vô cùng nặng nề nhưng họ đã thành công.

Tại hướng thọc sâu Palmyra, lực lượng chủ yếu là quân đoàn 5 và lữ đoàn tình nguyện Palestin (Al Quds) của Nga-Syria đã gặp phải sự chống cự quyết liệt của IS nên phát triển chậm, nhưng chỉ còn chốt chặn kiên cố cuối cùng của IS là thành phố Al Sukhanah (đã chiếm được thị trấn chiến lược Arak). Nếu Al Sukhanah thất thủ thì SAA sẽ có một bàn đạp tấn công phá vỡ vòng vây IS tại Deir Ezzor rất thuận lợi.

the thua khong the go cua lien minh my o syria

Tấn công Deir Ezzor từ hướng Palmyra

Như vậy có thể nói, mục tiêu chiến lược tại phía Đông Syria quan trọng nhất là Deir Ezzor mà cả 3 bên đều chạy đua để chiếm giữ đó là IS, Liên minh Mỹ và liên minh Nga-Syria.

Bên nào có ưu thế vượt trội? Chúng ta sẽ có câu trả lời sau khi phân tích diễn biến, tình thế tại mặt trận phía Nam Syria.

Theo Lê Ngọc Thống/Đất việt

Đọc thêm

Phó Thủ tướng gửi thư khen Công an huyện Thạch Hà

Phó Thủ tướng gửi thư khen Công an huyện Thạch Hà

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia Nguyễn Hoà Bình vừa gửi thư khen Công an huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh về thành tích xuất sắc triệt phá thành công đường dây buôn bán hơn 6.000 điện thoại di động giả. Trong thư Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình viết:
Chung tay bảo vệ an ninh biên giới

Chung tay bảo vệ an ninh biên giới

Dưới sự chủ trì phối hợp của Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh, các lực lượng công an, quân sự, hải quan, kiểm lâm… đã cùng vào cuộc hiệu quả chung tay bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới.
Bộ CHQS tỉnh Hà Tĩnh triển khai công tác phòng, chống bão số 6

Bộ CHQS tỉnh Hà Tĩnh triển khai công tác phòng, chống bão số 6

Trước diễn biến phức tạp của bão số 6, Bộ CHQS tỉnh Hà Tĩnh chỉ đạo ban CHQS các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị trực thuộc làm tốt công tác chuẩn bị ứng phó, góp phần hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản của Nhà nước và Nhân dân.
“Mẹ đỡ đầu” của trẻ em không may mắn

“Mẹ đỡ đầu” của trẻ em không may mắn

Mô hình “Mẹ đỡ đầu” đối với những trẻ em mồ côi của Hội Phụ nữ Bộ CHQS tỉnh Hà Tĩnh đã góp phần giúp các cháu vơi bớt khó khăn, nỗ lực vươn lên trong cuộc sống.