Dù trên địa bàn có nhà máy nước sạch song nhiều năm qua, rất nhiều hộ dân ở xã Tiến Lộc cũ, nay là thị trấn Nghèn (Can Lộc, Hà Tĩnh) lại rơi vào tình trạng thiếu nước sạch!
Có nguồn nước sạch đảm bảo để sử dụng trong sinh hoạt hằng ngày thay thế nguồn nước sông ô nhiễm là niềm mong mỏi của nhiều người dân ở Can Lộc (Hà Tĩnh).
Sông Đập Đình là nơi xả thải nước sinh hoạt, chăn nuôi... nhưng cũng chính con sông này lại là nơi cấp nước sinh hoạt cho 147 hộ dân thôn Đồng Kim, xã Trung Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh).
Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các đơn vị quản lý, vận hành hệ thống cấp nước sạch trên địa bàn tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn người dân, khách hàng sử dụng nước tiết kiệm, an toàn.
Tại buổi tiếp xúc của đại biểu HĐND tỉnh Hà Tĩnh với cử tri các huyện Thạch Hà, Can Lộc, Lộc Hà, nhiều ý kiến mong muốn Nhà nước có thêm chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, không nên cào bằng trong phân bổ kinh phí xây dựng nông thôn mới...
Mỗi gia đình ở “ốc đảo” Hồng Lam (Hà Tĩnh) có ít nhất 2 bể chứa nước mưa và chỉ dùng cho nấu ăn, nước uống nhưng do khô hạn kéo dài, nhiều bể nước đã trơ đáy.
Sinh sống cạnh nhà máy nước nhưng hơn 2 năm nay, gần 500 hộ dân với khoảng 2.000 nhân khẩu xã Khánh Vĩnh Yên (Can Lộc - Hà Tĩnh) vẫn phải “vật vã” với tình trạng thiếu nước sinh hoạt.
Cho đến nay, người dân 2 xã Xuân Lam, Xuân Hồng (huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) vẫn chưa có nước sạch để sử dụng. Mặc dù là nhu cầu thiết yếu, nhưng với 2 địa phương nằm trên tuyến QL1A, giữa 2 đô thị là thị trấn Xuân An và TX Hồng Lĩnh, nước sạch lại trở nên xa vời.
Do nguồn nước máy thất thường, 100 hộ dân ở 2 thôn Đông Hạ và Ngụ Quế ở xã Cẩm Vịnh (Cẩm Xuyên) thiếu nước sinh hoạt. Nhiều gia đình buộc phải chi tiền triệu mua nước từ TP Hà Tĩnh về dùng.
Đã hơn 1 tháng nay, phần lớn giếng nước của người dân 2 thôn Lạc Thắng và Lạc Thanh, xã Kỳ Lạc (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đã cạn khô nguồn nước. Gần 400 hộ dân tất tả lo tìm nguồn nước để đảm bảo tối thiểu những sinh hoạt của gia đình.
Được xây dựng với tổng kinh phí hơn 6 tỷ đồng, nhưng sau một thời gian sử dụng, Nhà máy Nước Phúc Giang (xã Vĩnh Lộc, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) đã ngừng hoạt động khiến gần 2.000 hộ dân rơi vào cảnh "khát" nước sạch.
Cả người dân lẫn đơn vị sản xuất nước sạch ở thị xã Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) đang đau đầu trước nguy cơ thiếu nước sạch. Nỗi lo càng tăng thêm khi tốc độ đô thị hóa ngày càng mạnh, thời tiết diễn biến cực đoan và nhu cầu nước sạch ngày một lớn...
Có nhà máy nước hoạt động trên địa bàn nhưng người dân vẫn không có nước sạch sinh hoạt. Nghịch lý này đã và đang tồn tại nhiều năm nay ở địa phương có nguồn nước hằng năm bị nhiễm phèn, nhiễm mặn nặng nề - xã Kỳ Hưng (thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh).
Ấn Độ đang đối mặt cuộc khủng hoảng nước nghiêm trọng nhất trong lịch sử trong khi phần lớn nguồn nước hiện bị nhiễm bẩn, góp phần giết chết hàng trăm ngàn người mỗi năm.
Tỷ lệ người dân được dùng nước sạch ở thị trấn Phố Châu và các xã lân cận hiện đang khá thấp do Nhà máy cấp nước Phố Châu (thuộc Công ty CP Cấp nước Hà Tĩnh) công suất thấp, không đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng cao của khách hàng ...
Hơn nửa tháng nay, người dân xã Vĩnh Lộc (Can Lộc - Hà Tĩnh) khốn đốn vì nguồn nước sạch từ nhà máy nước bơm về quá bẩn. Hàng trăm hộ dân nơi đây có nguy cơ “khát” nước sạch trong mùa nắng nóng.
Theo phản ánh của người dân địa phương, hơn 1 năm nay, nước trong hồ Vực Trống ở xã Thượng Lộc (Can Lộc - Hà Tĩnh) bắt đầu có dấu hiệu ô nhiễm. Đặc biệt, khoảng 1 tháng nay, nước hồ chuyển màu xanh đục, đặc quánh, bốc mùi hôi thối kéo theo nhiều loại thủy sản biến mất, hàng ngàn hộ dân không có nước sạch sinh hoạt.