Sáng nay (24/12), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc về bảo đảm việc làm bền vững, nâng cao mức sống, cải thiện điều kiện làm việc của công nhân, lao động. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Đình Khang, Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương Triệu Tài Vinh cùng dự. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Thế Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Châu chủ trì điểm cầu Hà Tĩnh. |
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc về bảo đảm việc làm bền vững, nâng cao mức sống, cải thiện điều kiện làm việc của công nhân, lao động. Ảnh: VGP News
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Thế Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Châu chủ trì điểm cầu Hà Tĩnh.
Báo cáo tại hội nghị, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Đình Khang khẳng định, trong 5 năm qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, quy định nhằm đảm bảo việc làm tốt hơn cho người lao động, như: các đề án tiền lương, BHXH, Bộ luật Lao động, các chính sách về hỗ trợ tạo việc làm, đào tạo nghề.
Nhiều doanh nghiệp làm tốt công tác giới thiệu việc làm, phối hợp đào tạo, nâng cao trình độ cho người lao động phù hợp với phương án sắp xếp, sử dụng lao động của doanh nghiệp.
Trình độ THPT của công nhân, lao động năm 2019 đạt 66,7%, công nhân, lao động đã qua đào tạo là 80%, được đào tạo lại là 43%, bậc thợ có tay nghề cao đạt 22,5%.
Các đại biểu theo dõi hội nghị tại điểm cầu Hà Tĩnh.
Các cấp công đoàn đã làm tốt công tác tuyên truyền, lắng nghe ý kiến công nhân, lao động, đối thoại, thương lượng với người sử dụng lao động. Năm 2020, cả nước ký mới 1.919 bản thỏa ước lao động tập thể, nâng tổng số bản thỏa ước lên 33.769 bản. Công đoàn đã phát hiện sớm và giải quyết kịp thời các tranh chấp hoặc nguy cơ tranh chấp lao động.
Nhiều chương trình hỗ trợ đoàn viên, người lao động như “Tết sum vầy”, “Tháng công nhân”, “Mái ấm Công đoàn”, “Quỹ tình thương tấm lòng vàng”, các chương trình phúc lợi, bữa ăn ca… phát huy được hiệu quả.
Tổng LĐLĐ Việt Nam và các cơ quan liên quan đã phối hợp xây dựng phương án tiền lương tối thiểu vùng, làm cơ sở cho Chính phủ quyết định tiền lương tối thiểu vùng hằng năm, với mức tăng bình quân năm sau cao hơn năm trước. So với năm 2015, tiền lương tối thiểu vùng năm 2020 tăng gấp 1,43 lần.
Công tác quản lý nhà nước đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động ngày càng đi vào nề nếp, có chiều sâu và có sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các cấp, ngành. Nhờ đó, trong 5 năm qua, tình hình tai nạn lao động đã có những thay đổi theo chiều hướng tích cực. Năm 2019, số vụ tai nạn lao động đã giảm hơn 6,4% so với năm 2015, số nạn nhân giảm 6,7%.
Bên cạnh những kết quả đạt được, hội nghị cũng đã thẳng thắn nhìn nhận những hạn chế, khó khăn, nhất là một bộ phận công nhân, lao động việc làm còn bấp bênh nên chưa có thu nhập ổn định, chưa đảm bảo đời sống và tích lũy cơ bản; trình độ tay nghề của một bộ phân công nhân, lao động chưa đáp ứng được yêu cầu, hiểu biết về pháp luật và các chế độ chính sách liên quan đến lao động, việc làm còn hạn chế; chế độ làm việc, nghỉ ngơi, chăm sóc sức khỏe cho công nhân, lao động tại nhiều doanh nghiệp chưa thực sự được đảm bảo theo đúng quy định; hạ tầng dịch vụ phục vụ sinh hoạt, cuộc sống, học tập, giải trí của công nhân, lao động và gia đình còn nhiều khó khăn….
Kết luận hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, mặc dù thời gian qua gặp nhiều khó khăn, nhất là thiên tai, dịch bệnh, song nhiều địa phương, doanh nghiệp đã có cách làm sáng tạo để hỗ trợ người lao động, tỷ lệ thất nghiệp được khắc phục, các chế độ, chính sách cho người lao động được đảm bảo, củng cố niềm tin trong Nhân dân.
Ảnh: VGP News
Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đánh giá, biểu dương những nỗ lực của công đoàn các cấp, bộ, ngành, các địa phương, cộng đồng doanh nghiệp trong đảm việc làm bền vững, nâng cao mức sống, cải thiện điều kiện làm việc của công nhân, lao động. Đồng thời, gửi lời cảm ơn sâu sắc đến sự nỗ lực, tinh thần lao động vượt khó của công nhân, lao động, qua đó đóng góp to lớn cho sự phát triển của đất nước.
Xác định vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng của công nhân, lao động trong tiến trình xây dựng, hội nhập quốc tế của đất nước, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các cấp công đoàn, các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp tiếp tục nêu cao trách nhiệm trong việc chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, phúc lợi xã hội cho công nhân, lao động, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho người lao động.
Chú trọng bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ cho công nhân, lao động, thích ứng với quá trình hội nhập, chuyển đổi số; các ngành, các cấp phối hợp chặt chẽ, dành nguồn lực thỏa đáng để nâng cao mức sống cho công nhân, lao động, nhất là về nhà ở, phúc lợi xã hội; không ngừng cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động thông qua việc xây dựng quy định, quy chuẩn trong làm việc; công đoàn các cấp phải phát huy vai trò đại diện cho quyền, lợi ích của công nhân, lao động để lắng nghe các ý kiến, nguyện vọng của người lao động và xử lý hài hòa, phù hợp.
Thủ tướng kêu gọi công nhân, người lao động phát huy truyền thống của đất nước, cần cù, sáng tạo, nỗ lực vươn lên với tinh thần tự cường để góp sức xây dựng đất nước giàu mạnh.
Đối với Hà Tĩnh, với sự nỗ lực của các cấp công đoàn, đến nay, có 351 đơn vị doanh nghiệp ký kết thỏa ước lao động tập thể, chiếm 84,5% tổng số doanh nghiệp có tổ chức công đoàn. Năm 2020, đã có 320 công đoàn cơ sở phối hợp tổ chức đối thoại tại nơi làm việc; 361 công đoàn cơ sở đã thương lượng thành công với chủ sử dụng lao động hỗ trợ tiền ăn ca cho người lao động; hỗ trợ trao 18.950 suất quà cho các đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn, trị giá 12,4 tỷ đồng. Các cấp công đoàn từ tỉnh đến cơ sở đã tham gia tích cực trong việc đề xuất tỉnh sửa đổi, bổ sung nhiều chính sách mới liên quan đến quyền lợi của đoàn viên, người lao động như: về chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ đóng BHYT, chính sách hỗ trợ đào tạo nghề trình độ sơ cấp |