Tích cực hành động hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới và Tháng hành động vì môi trường

(Baohatinh.vn) - UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh và UBND cấp huyện tổ chức các hoạt động tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa của chủ đề Ngày Môi trường thế giới và Tháng hành động vì môi trường hiệu quả, sáng tạo, mạnh dạn đổi mới phương thức, hình thức truyền thông.

Ngày Môi trường thế giới (5/6) và Tháng hành động vì môi trường là sự kiện thường niên quan trọng, đã trở thành hoạt động cụ thể, thiết thực góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường ở Việt Nam.

1.jpg
Hội LHPN Hà Tĩnh tổ chức giao lưu sáng kiến truyền thông “Phụ nữ Hà Tĩnh chung tay hành động vì môi trường xanh” năm 2024. Trong ảnh: Tiểu phẩm dân ca Nghệ Tĩnh “Ích nước lợi nhà” qua sự thể hiện của đội tuyên truyền viên huyện Thạch Hà.

Ngày Môi trường thế giới năm nay được Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) phát động với chủ đề “Phục hồi đất, chống hạn hán và sa mạc hoá" (Land restoration, desertification and drought resilience) nhằm kêu gọi các quốc gia trên toàn cầu cùng chung tay hướng tới những mục tiêu phục hồi đất đai, chống sa mạc hóa và khả năng chống hạn, làm chậm quá trình biến đổi khí hậu, bảo vệ tự nhiên, tăng cường sinh kế và an ninh lương thực cho hàng tỷ người trên toàn thế giới.

Thực hiện chỉ đạo của Bộ TN&MT, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu UBND các huyện, thành phố, thị xã tuyên truyền, hướng dẫn các tổ chức sử dụng đất trên địa bàn và người dân trước khi xây dựng quy hoạch, kế hoạch, lập dự án đầu tư và hoạt động có sử dụng đất phải xem xét tác động đến môi trường đất, đề xuất giải pháp phòng, ngừa ô nhiễm, suy thoái môi trường, bảo vệ môi trường đất; thực hiện các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động xấu đến môi trường đất trong quá trình triển khai dự án đầu tư hoặc các hoạt động sử dụng đất, bảo đảm không làm ô nhiễm, suy giảm, thoái hóa chất lượng đất, không làm mất hoặc giảm khả năng sử dụng đất theo mục đích đã được xác định.

Khuyến khích đẩy mạnh việc áp dụng các công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường, các mô hình kinh tế tuần hoàn hướng tới phát triển kinh tế xanh, phát triển bền vững nhằm hạn chế tối đa quá trình sa mạc hóa, ứng phó, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Tuyên truyền các cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân trên địa bàn phải có trách nhiệm thực hiện việc điều tra, đánh giá chi tiết khu vực đất bị ô nhiễm; xây dựng và thực hiện phương án xử lý, cải tạo và phục hồi khu vực ô nhiễm môi trường đất do mình gây ra.

Đẩy mạnh các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng, sử dụng hiệu quả tài nguyên đất, phát triển sinh kế cho người dân ở vùng đất có nguy cơ xói mòn, trơ sỏi đá, sa mạc hóa, áp dụng các giải pháp tiên tiến nhằm sử dụng hiệu quả nguồn nước và bảo vệ môi trường đất trên địa bàn.

Điều tra, đánh giá thực trạng các vùng đất hoang hóa trên địa bàn; tăng cường triển khai sâu rộng mô hình hiệu quả trong việc phục hồi đất, chống hạn hán và sa mạc hóa đặc biệt là những khu vực ảnh hưởng trực tiếp của hiện tượng sa mạc hóa; có biện pháp ngăn chặn, giảm thiểu tối đa quá trình sa mạc hóa trên địa bàn. Phát hiện, biểu dương, khen thưởng các tổ chức, cá nhân có thành tích, sáng kiến tiêu biểu trong hoạt động phục hồi môi trường đất, chống sa mạc hoá, bảo vệ môi trường; ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ tài nguyên của đất nước.

Kiểm soát chặt chẽ các nguồn thải từ hoạt động xây dựng, công nghiệp, nông nghiệp (đặc biệt là hoạt động chăn nuôi và canh tác nông nghiệp) trên địa bàn quản lý đảm bảo chất thải phát sinh phải được xử lý đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường và quy chuẩn kỹ thuật môi trường quốc gia về chất thải tương ứng trước khi thải ra môi trường, đặc biệt nghiêm cấm việc xả thải không đúng quy định ra môi trường đất.

Tuyên truyền, hướng dẫn và chỉ đạo thực hiện quy định về phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn quản lý (thực hiện chậm nhất ngày 31/12/2024), khuyến khích phân loại riêng chất thải nguy hại từ hộ gia đình, tận dụng tối đa chất thải thực phẩm để làm phân bón hữu cơ hoặc làm thức ăn chăn nuôi.

2.jpg
Các địa phương cần tích cực tổ chức các hoạt động cộng đồng thông qua việc ra quân làm vệ sinh môi trường, trồng cây xanh, thu gom, xử lý chất thải.

Sở TN&MT tiếp tục triển khai Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật về tăng cường các hoạt động quản lý chất lượng môi trường đất, cụ thể là tham mưu UBND tỉnh thực hiện điều tra, đánh giá sơ bộ, phân loại chất lượng môi trường đất; xác định và khoanh vùng các khu vực có nguy cơ ô nhiễm môi trường đất, khu vực ô nhiễm môi trường đất trên địa bàn và xác định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường đất. Rà soát, báo cáo Bộ TN&MT về danh mục các khu vực ô nhiễm môi trường đất đặc biệt nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh theo quy định.

Tham mưu UBND tỉnh điều tra, đánh giá chi tiết, xây dựng phương án xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đối với khu vực ô nhiễm môi trường đất do lịch sử để lại hoặc không xác định được tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm trên địa bàn; công bố thông tin cho cộng đồng về kết quả xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường; báo cáo Bộ TN&MT về kết quả thực hiện xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đất các khu vực này.

Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh và UBND các huyện, thành phố, thị xã tổ chức các hoạt động tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa của chủ đề Ngày Môi trường thế giới và Tháng hành động vì môi trường năm 2024 theo hướng hiệu quả, sáng tạo, mạnh dạn đổi mới trong các phương thức, hình thức truyền thông, chú trọng vào các hoạt động thực tiễn có sức lan tỏa, ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhận thức của cộng đồng.

Các thông tin, tài liệu tuyên truyền về chủ đề Ngày Môi trường thế giới, Tháng hành động vì môi trường năm 2024 được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ TN&MT, địa chỉ https://www.monre.gov.vn và Trung tâm Truyền thông TN&MT, địa chỉ https://tainguyenmoitruong.gov.vn.

Căn cứ vào tình hình thực tế của đơn vị, địa phương, cao điểm từ cuối tháng 5 đến kết thúc tháng 6 năm 2024, đồng loạt tổ chức các hoạt động cộng đồng như: mít tinh, phong trào ra quân làm vệ sinh môi trường, trồng cây xanh, thu gom, xử lý chất thải. Phát động Chiến dịch chung tay bảo vệ tài nguyên, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu bằng các hành động thiết thực, hiệu quả. Treo băng rôn, pano, áp phích (khuyến khích sử dụng từ các vật liệu có tính thân thiện môi trường) tại các cơ quan, đơn vị, địa điểm công cộng phù hợp để đẩy mạnh tuyên truyền chủ đề Ngày Môi trường thế giới năm 2024 đạt tính lan tỏa cao.

Sở TT&TT chỉ đạo các cơ quan truyền thông đại chúng xây dựng chuyên trang, chuyên mục, tăng thời lượng, tần suất tuyên truyền về chủ đề Ngày Môi trường thế giới năm 2024; các hoạt động, nhiệm vụ, nội dung liên quan đến ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Trong đó, tập trung tuyên truyền các mô hình điển hình ứng dụng công nghệ tiên tiến trong việc phục hồi đất đai, chống hạn hán và sa mạc hóa. Đa dạng các phương thức tuyên truyền; vận dụng nền tảng công nghệ và mạng xã hội để truyền thông, tạo sự lan toả, hưởng ứng của toàn xã hội.

Đọc thêm

Người thầy dành trọn tình yêu thương cho học trò

Người thầy dành trọn tình yêu thương cho học trò

Hơn 17 năm gắn bó với sự nghiệp “trồng người”, thầy Trần Xuân Thắng (Trường THPT Cẩm Bình, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã dành trọn tình yêu thương cho học trò, chắp cánh cho các em bước tới tương lai.
“Cùng con học bài”

“Cùng con học bài”

Phong trào “Cùng con học bài” do Hội LHPN huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) triển khai không chỉ nhằm truyền đạt kiến thức mà còn là cơ hội để bố mẹ gắn kết hơn với con cái.