>> Tiền Việt Nam và cách nhận biết - Kỳ I
>>Tiền Việt Nam và cách nhận biết (kỳ II)
Vì vậy, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục phát hành tài liệu “Tiền Việt Nam và cách nhận biết” nhằm hướng dẫn người tiêu dùng cách kiểm tra, nhận biết tiền thật/tiền giả; và thông tin về quy định của pháp luật trong phòng, chống tiền giả, bảo vệ tiền Việt Nam.
Cách kiểm tra, nhận biết
II. Vuốt nhẹ tờ tiền (kiểm tra các yếu tố in lồi lõm)
Vuốt nhẹ tờ tiền ở các yếu tố in lõm sẽ cảm nhận được độ nổi, nhám ráp của nét in.
- Ở mặt trước (tất cả các mệnh giá):
+ Chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh;
+ Quốc huy;
+ Mệnh giá bằng số và chữ;
+ Dòng chữ "CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM".
- Ở mặt sau (mệnh giá 500.000đ, 200.000đ, 100.000đ):
+ Dòng chữ "NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM";
+ Mệnh giá bằng số và chữ;
+ Phong cảnh.
Ở tiền giả: vuốt nhẹ tay chỉ có cảm giác trơn lì hoặc có cảm giác gợn tay nhưng không có độ nổi, nhám ráp như tiền thật.
Cảnh giác với thủ đoạn tiêu thụ tiền giả
Tội phạm đưa tiền giả đến các vùng sâu, vùng xa, nơi người dân ít có thông tin về tiền giả để mua hàng hóa, chúng thường để tiền giả xen lẫn với tiền thật.
Những hành vi bị nghiêm cấm
1. Làm tiền giả; vận chuyển, tàng trữ, lưu hành, mua, bán tiền giả; hủy hoại tiền Việt Nam trái pháp luật bằng bất kỳ hình thức nào;
2. Sao, chụp tiền Việt Nam với bất kỳ mục đích nào mà không có sự chấp thuận trước bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
3. Từ chối nhận, lưu hành đồng tiền đủ tiêu chuẩn lưu thông do Ngân hàng Nhà nước phát hành.
(Điều 23 Luật Ngân hàng Nhà nước năm 2010, Điều 3 Quyết định 130/2003/QĐ-TTg ngày 30/6/2003 của Thủ tướng Chính phủ v/v bảo vệ tiền Việt Nam).