Tòa nhà chọc trời mỏng nhất thế giới

Tháp Steinway là tòa nhà chọc trời siêu mảnh với chiều cao lớn hơn 24 lần so với chiều rộng (18 m).

Tòa nhà chọc trời mỏng nhất thế giới

Tháp Steinway ở khu trung tâm Manhattan. Ảnh: Dronalist

Tháp Steinway ở Manhattan, New York có tỷ lệ chiều cao so với chiều rộng là 24:1, biến công trình thành tòa nhà chọc trời mỏng nhất thế giới, theo các nhà thầu xây dựng. Với độ cao 435 m, đây cũng là một trong những tòa nhà cao nhất ở Tân bán cầu, chỉ kém hơn một chút so với hai tòa nhà khác cũng ở New York là Trung tâm Thương mại Thế giới (541 m) và tháp Công viên Trung tâm (472 m). Công trình nằm ở trung tâm Manhattan bao gồm 60 căn hộ dọc theo 84 tầng.

Tháp Steinway được thiết kế bởi công ty kiến trúc SHoP Architects ở New York. Các nhà thầu JDS Development, Property Markets Group và Spruce Capital Partners bắt đầu thi công năm 2013. Gregg Pasquarelli, gọi tòa nhà này là “một dự án có tỷ lệ phi thường và tráng lệ”.

Những tòa nhà chọc trời siêu mảnh hay còn gọi là tháp bút chì trở thành đặc điểm nổi bật ở Hong Kong vào thập niên 1970. Kể từ sau đó, nhiều thành phố lớn khác như New York cũng đi theo trào lưu đó. Các kiến trúc sư cho biết mục đích chính của họ là tạo ra hình ảnh mới táo bạo cho cảnh quan ở New York, đồng thời kỷ niệm nguồn gốc lịch sử của địa phương.

Tháp Steinway nằm kế bên Hội trường Steinway Hall, một công trình lịch sử xây dựng năm 1925, từng là trụ sở của nhà sản xuất đàn piano trứ danh Steinway and Sons kiêm phòng hòa nhạc. Công ty kiến trúc lấy cảm hứng từ thời đại hoàng kim của nhà chọc trời ở Manhattan và lịch sử nghệ thuật của New York. Bề mặt tòa tháp có nhiều khối đất nung đổi màu và họa tiết khi nhìn dưới các loại ánh sáng và góc độ khác nhau.

Theo CNN/VNE

Đọc thêm

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất được làm từ kyawthuite, loại khoáng chất màu đỏ cam trong suốt chỉ có một mẫu vật đặt ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Los Angeles.
Mỹ phê duyệt vaccine cúm dạng xịt

Mỹ phê duyệt vaccine cúm dạng xịt

Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm FDA chấp thuận vaccine cúm dạng xịt FluMist do AstraZeneca sản xuất, có thể tự tiêm, không cần nhân viên y tế hỗ trợ.