Căn cứ theo các quy định, xét đề nghị của Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh và Sở Nội vụ, Chủ tịch UBND tỉnh quyết định giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh.
Với sự kiên trì, chịu khó, vợ chồng ông Nguyễn Minh Công (thôn Khe 5, xã Sơn Kim 1, Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã “biến” khu rừng hoang thành trang trại cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Dám nghĩ, dám làm, anh Nguyễn Hùng Thái đã mạnh dạn đầu tư và gặt gái thành công từ mô hình trang trại tổng hợp ở vùng Khe Thờ (thị trấn Đồng Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh).
Sau khi nuôi thử nghiệm thành công, ông Nguyễn Đức Phái (SN 1974, thôn Tân Quang, xã Đức Lạng, Đức Thọ, Hà Tĩnh) đã nhân rộng mô hình nuôi ốc bươu đen trên diện tích hơn 8.000 m2.
Nỗ lực “giải cứu” 10.000 con gà chết ngạt giúp gia đình anh Nguyễn Huy Phố (Can Lộc) là câu chuyện đẹp về tình người trong lúc khó khăn, hoạn nạn của người dân Hà Tĩnh.
Ngoài 50 tuổi, ông Lê Mạnh Hùng rời phố núi Hương Khê (Hà Tĩnh) về nông thôn mua đất hoang làm nông nghiệp công nghệ cao. Sau 8 năm, trang trại thu về trên 1,6 tỷ đồng mỗi năm, tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.
Giá lợn hơi đang tăng trở lại, đạt mức 59.000 - 61.000 đồng/kg, tạo động lực cho người chăn nuôi Hà Tĩnh tiếp tục duy trì sản xuất, đảm bảo nguồn cung cho nhu cầu thị trường.
Từ vùng đất kém năng suất, ông Hoàng Văn Thắng (SN 1967, trú tại thôn Tùng Lang, xã Việt Tiến, Thạch Hà, Hà Tĩnh) đã biến nơi đây trở thành trang trại trù phú, mang lại thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Nhờ nắm vững kỹ thuật và được đầu tư bài bản, mô hình nuôi gà siêu trứng với hơn 10.000 con của anh Trần Hậu Quý (thôn Đồng Vĩnh, xã Lưu Vĩnh Sơn, Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang cho hiệu quả kinh tế cao.
Nhờ chịu thương chịu khó và đưa các loại giống cây, con mới vào sản xuất, vợ chồng ông Nguyễn Xuân Lý (SN 1952) và bà Nguyễn Thị Liệu (SN 1959) tại thôn 9, xã Sơn Hồng, Hương Sơn (Hà Tĩnh) không chỉ thoát nghèo mà còn vươn lên làm giàu trên mảnh đất quê hương.
“ Đảng viên đi trước, làng nước theo sau”, lời dạy của Bác từ lâu đã thành động lực để bà Đinh Thị Hóa (SN 1954, ở xã Hương Đô, Hương Khê, Hà Tĩnh) vượt khó, trở thành một trong số ít những người tiên phong đi xây dựng vùng kinh tế mới Khe Mây.
“Rời tay súng, chắc tay cày”, cựu chiến binh Phan Công Thi (SN 1954, thôn Hoa Sơn, xã Kỳ Hoa) đã viết nên "bài ca vỡ đất" ở vùng núi TX Kỳ Anh (Hà Tĩnh).
Phát huy phẩm chất Bộ đội cụ Hồ, nhiều cựu chiến binh (CCB) ở Hà Tĩnh luôn tiên phong gương mẫu, tham gia phát triển kinh tế, góp sức xây dựng quê hương.
Chị Từ Thị Lệ ở thôn Hợp Đức, xã Hương Minh, huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) vừa hăng say lao động, chăm lo phát triển kinh tế gia đình, vừa năng nổ trong công tác của Chi hội Nông dân...
Trong khi chăn nuôi nông hộ đang bị thiệt hại nặng nề do dịch tả lợn châu Phi thì các trang trại ở Hà Tĩnh vẫn thu lãi đều nhờ thực hiện tốt công tác phòng dịch và chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học.
Nhiều năm nay, các địa phương ở Vũ Quang (Hà Tĩnh) đã phát huy tiềm năng, thế mạnh vườn đồi để làm kinh tế trang trại, gia trại, giúp nông dân từng bước làm giàu, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế nông thôn.
Những mô hình khởi nghiệp, làm giàu trong lĩnh vực nông nghiệp đang xuất hiện ngày càng nhiều trên những miền quê Hà Tĩnh, tạo sức lan tỏa trong xây dựng nông thôn mới (NTM).
Sử dụng chế phẩm sinh học Metarhizium anisoppliae để trừ sâu, rệp hại rau và cây ăn quả làm giảm chi phí sử dụng thuốc hoá học khoảng 3 lần, hiệu quả trên 70%, không gây ảnh hưởng đến hệ thiên địch trên đồng ruộng, bảo vệ môi trường.
Dù thiệt hại do lũ lụt và dịch bệnh, song với sự nỗ lực của người chăn nuôi và chính sách hỗ trợ của Nhà nước, Hà Tĩnh sẽ đảm bảo nguồn cung thịt lợn dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021.
Trước diễn biến dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) tái bùng phát trên địa bàn, các trang trại chăn nuôi lợn quy mô lớn tại Hà Tĩnh đã triển khai “kịch bản” phòng, chống dịch rất nghiêm ngặt.
Khởi nghiệp với 10 triệu đồng mua cây giống, đến nay, anh Phạm Ngọc Thưởng (xã Kim Hoa, Hương Sơn - Hà Tĩnh) đã sở hữu trang trại 15 ha, lợi nhuận hàng năm hơn 2 tỷ đồng.
Với 7 khu chuồng trại, mỗi lứa nuôi 40.000 con, HTX Chăn nuôi Tài Lực (xã Bình An, huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh) lợi nhuận hơn 1,5 tỷ đồng/năm và đang là mô hình điểm để phát triển đàn gia cầm trên địa bàn.
Sản xuất nông nghiệp ở Hương Khê (Hà Tĩnh) vẫn là cam, bưởi, chè và gà, lợn… nhưng được quy hoạch bài bản hơn trước và ứng dụng các kỹ thuật mới. Nhờ vậy, cuộc sống người dân ngày một đủ đầy, diện mạo nông thôn không ngừng đổi thay...
Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về Môi trường (PC05) - Công an Hà Tĩnh vừa bắt quả tang trại chăn nuôi lợn công nghiệp của Công ty TNHH Khánh Giang (xã Thuận Lộc, TX Hồng Lĩnh) xả thải trực tiếp ra môi trường.
Chỉ trong 4 năm, những vườn hoang cây tạp ở thôn Hương Hòa, xã Đức Hương (Vũ Quang, Hà Tĩnh) đã trở thành những vườn cam trĩu quả. Kết quả đó có vai trò của Chi hội trưởng Hội Phụ nữ thôn Ngô Thị Hương Thủy trong việc mở đường và và bền bỉ tuyên truyền, vận động.
Bỏ ngang công việc lương gần cả chục triệu đồng, Trần Thanh Nhàn (SN 1987, ở xã Kỳ Hợp, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) quyết định về quê mở trang trại nuôi gà. Anh được bà con nơi đây thân mật gọi tên “Nhàn gà”.
Phát huy bản chất anh bộ đội Cụ Hồ, doanh nhân là CCB ở huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đã nêu cao tinh thần tự lực, tự cường, khẳng định mình trên mặt trận phát triển kinh tế. Đặc biệt từ khi có Hội Doanh nhân CCB, phong trào làm kinh tế trong CCB ở đây càng thêm khởi sắc.
Khoảnh rừng rộng hơn 1ha ở thôn Đông Xuân, xã Thạch Xuân (Thạch Hà, Hà Tĩnh) vốn um tùm cây bụi, cỏ dại từ bao đời nay, thế mà hơn 1 năm nay đã bừng lên sức sống bởi màu xanh của rau củ, tươi tắn của hoa trái bốn mùa. Không những thế, nơi đây còn nuôi gà, thả cá... tạo nên nông trại xanh mang tên “Nàng thơ của đất”
Chưa đầy 2 năm, mô hình “úm” gà giống của Hội Nông dân xã Xuân Yên (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã cung cấp nguồn giống đảm bảo chất lượng cho 22 hộ chăn nuôi với hàng vạn con mỗi năm.