Tình trạng trâu bò thả rông trên các tuyến đường quốc lộ, liên thôn, liên xã tại Hà Tĩnh không chỉ gây cản trở giao thông, mất mỹ quan mà còn xảy ra nhiều vụ tai nạn đáng tiếc.
Sau nhiều nỗ lực trong công tác dập dịch, đến thời điểm hiện tại, dịch lở mồm long móng ở huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đã cơ bản được khống chế, không phát sinh trâu bò mắc bệnh.
Huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) vừa công bố dịch đối với bệnh viêm da nổi cục trên địa bàn xã Xuân Thành, đồng thời khoanh vùng các khu vực có nguy cơ dịch bùng phát cao ở một số địa bàn lân cận.
Giáp tết Nguyên đán, chợ Nhe (xã Khánh Vĩnh Yên, huyện Can Lộc ) - chợ trâu, bò lớn nhất Hà Tĩnh lại nhộn nhịp, sôi động với cảnh hàng trăm người chen chúc mua, bán.
Từ ngày 15/10 đến nay, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) triển khai tiêm phòng tụ huyết trùng (THT), lở mồm long móng (LMLM) đợt 2 cho đàn trâu, bò. Đến nay, 28.802 con trâu, bò tại 25 xã, thị trấn đã được tiêm phòng.
Từ ngày 1/4, các địa phương ở Nghi Xuân (Hà Tĩnh) tập trung tiêm vắc-xin phòng bệnh cho đàn vật nuôi. Huyện phấn đấu hoàn thành công tác tiêm phòng trước 30/5.
Cây ngô vụ đông không chỉ mang lại giá trị kinh tế cho người nông dân mà còn trở thành nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng cứu đói cho gia súc trong những ngày giá rét ở Hương Khê (Hà Tĩnh).
116 con bê dưới 3 tháng tuổi bị chết, chiếm 60% tổng lượng gia súc chết do viêm da nổi cục ở Đức Thọ (Hà Tĩnh) càng khẳng định việc tiêm vắc-xin là hết sức cần thiết để ngăn ngừa loại dịch bệnh này.
Với các giải pháp đồng bộ, chủ động, Hà Tĩnh đã cơ bản khống chế được dịch viêm da nổi cục trên trâu, bò. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh, mua bán thịt bò trên thị trường hiện vẫn rất ảm đạm.
Nhờ triển khai quyết liệt, đến nay, công tác tiêm vắc-xin phòng bệnh viêm da nổi cục trên đàn trâu, bò của huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) đã đạt gần 95%; các ổ dịch cơ bản được kiểm soát.
Việc kiêng dè, “né” thịt gia súc của người tiêu dùng do dịch bệnh diễn biến phức tạp là nguyên nhân chính khiến hơn 40 cơ sở giết mổ tập trung tại Hà Tĩnh hoạt động khó khăn, lượng gia súc giết mổ sụt giảm từ 50 - 70%.
Sau khi xuất hiện bệnh viêm da nổi cục trên đàn bò, UBND huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) đã triển khai tiêm phòng vắc-xin thí điểm trên đàn bò tại 3 xã: Tùng Châu, Liên Minh và Bùi La Nhân.
Mặc dù Bộ NN&PTNT đã khẳng định bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò không lây sang người nhưng nhiều người tiêu dùng Hà Tĩnh vẫn hạn chế sử dụng loại thịt này khiến các tiểu thương kinh doanh lâm vào cảnh ế ẩm.
Kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Đặng Ngọc Sơn yêu cầu thực hiện khẩn cấp các biện pháp để xử lý, không để dịch lây lan ra diện rộng.
2.000 liều vắc-xin phòng chống dịch bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò bắt đầu được tiêm thử nghiệm từ hôm nay (20/1) tại 3 xã: Đỉnh Bàn, Thạch Khê, Thạch Hải của huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh).
Sau khi xuất hiện ổ dịch viêm da nổi cục trên bò tại xã Cẩm Mỹ, UBND huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đã ban hành công điện khẩn về việc triển khai cấp bách các biện pháp phòng chống.
Sau khi xuất hiện ổ dịch viêm da nổi cục trên trâu, bò tại huyện Lộc Hà và Thạch Hà (Hà Tĩnh), các địa phương đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm ngăn chặn, khoanh vùng dịch, hạn chế thiệt hại cho người chăn nuôi.
Trước nền nhiệt độ liên tục giảm sâu, người chăn nuôi Hà Tĩnh đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét, đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn vật nuôi.
Sau khi bệnh lở mồm long móng (LMLM) xuất hiện trên đàn trâu, bò một số hộ dân, xã Cổ Đạm (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã nhanh chóng khoanh vùng, phun thuốc khử trùng kịp thời khống chế dịch bệnh.
Để phòng chống dịch bệnh, đơn vị chức năng huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) đang phối hợp chặt chẽ với chính quyền các địa phương đẩy nhanh tiến độ tiêm phòng cho đàn vật nuôi...
Tại lễ bốc thăm chia cặp bán kết Champions League mùa 2017-2018 diễn ra ở Nyon, Thụy Sĩ vào chiều nay (13/4) theo giờ Việt Nam, lá thăm may rủi đưa Bayern gặp Real, còn Liverpool đối đầu AS Roma.