Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Quốc Khánh vừa yêu cầu các sở, ban, ngành đã đưa thủ tục hành chính vào thực hiện tại Trung tâm Hành chính công tỉnh thực hiện ngay việc giải thể, chấm dứt hoạt động của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tại đơn vị.
Đề án thí điểm chuyển giao một số nhiệm vụ hành chính công qua dịch vụ bưu chính công ích đã hỗ trợ hiệu quả cho các đơn vị, địa phương ở Hà Tĩnh trong giải quyết thủ tục hành chính.
Việc đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính (TTHC), ứng dụng công nghệ thông tin của Sở Tư pháp đã góp phần tăng tiện ích, giảm chi phí cho người dân Hà Tĩnh khi thực hiện thủ tục yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp (LLTP).
Quá trình kiểm tra đột xuất việc thực hiện nhiệm vụ về các thủ tục hành chính trên địa bàn Hà Tĩnh, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải đã công bố đường dây nóng tiếp nhận, xử lý phản ánh của người dân liên quan tới thủ tục hành chính, nhất là về lĩnh vực đất đai.
Xác định cải cách thủ tục hành chính là “chìa khóa” tạo ra đột phá, Sở TN&MT Hà Tĩnh đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong các lĩnh vực phụ trách.
Sở Xây dựng Hà Tĩnh đã tập trung triển khai nhiều giải pháp cải cách hành chính nhằm tạo thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp khi đến giao dịch các lĩnh vực liên quan.
Năm 2022, thứ hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Hà Tĩnh tiếp tục có sự cải thiện rõ rệt, đứng thứ 18 toàn quốc. Đây là kết quả của quá trình kiên trì thực hiện những giải pháp tháo gỡ các “điểm nghẽn”, xây dựng môi trường đầu tư năng động, hấp dẫn.
Việc đổi giấy phép lái xe (GPLX) trực tuyến được cho là sẽ tạo thuận lợi, tiết kiệm thời gian, công sức nhưng người dân Hà Tĩnh vẫn chưa mặn mà với dịch vụ này mà chấp nhận đi làm trực tiếp.
Những ngày này, số lượng người dân đến Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Hà Tĩnh giao dịch tăng gấp 2 - 3 lần so với ngày thường. Nhiều đơn vị đã tăng cường thêm nhân lực để tiếp nhận và giải quyết kịp thời, chu đáo cho người dân.
Lấy người dân làm trung tâm, chủ thể và động lực, Hà Tĩnh đang hướng tới mục tiêu “vì một cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân” thông qua công cuộc chuyển đổi số.
Mặc dù số lượng dịch vụ công trực tuyến ở các ngành, các địa phương là khá lớn song tỷ lệ hồ sơ dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 ở Hà Tĩnh trong 5 tháng đầu năm mới chỉ đạt 17%.
Các trung tâm hành chính công ở Hà Tĩnh đang siết chặt các biện pháp phòng dịch và kêu gọi mỗi người dân, doanh nghiệp khi đến giao dịch cần nâng cao ý thức tự giác, chấp hành nghiêm các quy định, tuyệt đối không chủ quan, lơ là.
Hà Tĩnh tuyên truyền người dân tăng cường nộp hồ sơ trực tuyến hoặc nộp qua dịch vụ bưu chính công ích, vừa tiết kiệm thời gian, vừa góp phần phòng, chống dịch COVID-19.
Các trung tâm hành chính công ở Hà Tĩnh yêu cầu người dân thực hiện nghiêm quy định 5K, khuyến khích nộp hồ sơ trực tuyến hoặc dịch vụ bưu chính công ích.
Công tác cải cách hành chính (CCHC) của Hà Tĩnh trong nhiệm kỳ 2015 - 2020 đã để lại nhiều dấu ấn nổi bật và tiếp tục được xác định là 1 trong 3 mũi đột phá nhiệm kỳ mới trong Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX.
Ban Chỉ đạo đề án của tỉnh Hà Tĩnh thống nhất thí điểm chuyển địa điểm triển khai Trung tâm Hành chính công huyện Cẩm Xuyên sang Bưu điện huyện trong tháng 6/2020.
Với 44,80 điểm, Hà Tĩnh là 1 trong 16 địa phương lọt vào top đầu toàn quốc về Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI) năm 2019.
Sáng nay 20/2, Ban chỉ đạo Đề án chuyển giao một số nhiệm vụ hành chính công thực hiện qua dịch vụ bưu chính công ích Hà Tĩnh tổ chức hội nghị giao ban và ký kết biên bản phối hợp.
Từ sau nghỉ Tết Nguyên đán đến nay, số lượng người dân, doanh nghiệp đến giao dịch tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Hà Tĩnh tăng gấp nhiều lần. Đội ngũ cán bộ Trung tâm đã hướng dẫn chu đáo để xử lý nhanh nhất các hồ sơ, thủ tục.
Nằm trong tốp đầu cả nước về chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước, Hà Tĩnh cho thấy sự nỗ lực lớn của các cấp, ngành trong công tác cải cách hành chính, hướng tới nền hành chính hiện đại, tiện ích.
Thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin, Sở LĐ-TB&XH Hà Tĩnh đã tạo đột phá trong công tác cải cách hành chính (CCHC), phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn. Trung bình hàng năm, tỷ lệ hồ sơ giải quyết đúng hạn và trước hạn trên 99,98%
Theo số liệu trên Cổng Dịch vụ công trực tuyến tỉnh Hà Tĩnh, từ đầu năm đến ngày 11/11, đã có hơn 3.000 hồ sơ bị trả lại do không đủ điều kiện để giải quyết thủ tục hành chính.
Đề án thí điểm chuyển giao một số nhiệm vụ hành chính công thực hiện qua dịch vụ bưu chính công ích trên địa bàn Hà Tĩnh được triển khai nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trên tất cả lĩnh vực.
Từ nay đến cuối năm 2019, Hà Tĩnh sẽ triển khai thí điểm chuyển giao một số nhiệm vụ hành chính công thực hiện qua dịch vụ bưu chính công ích trên địa bàn tỉnh.
Mặc dù thời gian qua, Trung tâm Phục vụ hành chính công Hà Tĩnh và cấp huyện đã tập trung tuyên truyền, hướng dẫn người dân và doanh nghiệp thực hiện các giao dịch dịch vụ công (DVC) trực tuyến trong giải quyết thủ tục hành chính (TTHC), tuy nhiên, đến nay, tỷ lệ sử dụng vẫn còn khiêm tốn.
Số liệu từ Sở Công thương Hà Tĩnh, đến thời điểm này, đơn vị đã tiếp nhận và giải quyết 808 hồ sơ thủ tục hành chính với dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) ở mức độ 3, 4.