Tỷ lệ dân số cao tuổi của Nhật Bản vẫn tiếp tục tăng kể từ năm 1950 và dự kiến sẽ tăng cao tới 35,3% vào năm 2040. (Ảnh: Reuters)
Cả hai chỉ tiêu này đều đạt mức kỷ lục tại Nhật Bản. Số lượng người dân từ 65 tuổi trở lên ở “đất nước Mặt Trời mọc” năm 2020 đã tăng 300.000 người so với năm ngoái, tương ứng với mức tăng 0,3 điểm phần trăm.
Trong tổng số 36,17 triệu người nói trên có 15,73 triệu nam giới, tương ứng với 25,7% trong tổng dân số nam của Nhật Bản. Số người từ 65 tuổi trở lên là phụ nữ là 20,44 triệu người, tương ứng với 31,6% tổng dân số nữ.
Tỷ lệ người cao tuổi trên tổng dân số Nhật Bản vẫn tiếp tục tăng kể từ năm 1950. Dự kiến sẽ lên tới 35,3% vào năm 2040, khi những người sinh năm 1971-1974 (nằm trong thời kì bùng nổ trẻ sơ sinh - baby boomer - những đứa trẻ được sinh sau khi chiến tranh kết thúc), đạt từ 65 tuổi trở lên.
Tỷ lệ người từ 65 tuổi trở lên trên tổng dân số ở Nhật Bản là cao nhất trên thế giới. Italy đứng thứ hai với 23,3%, tiếp theo là Bồ Đào Nha với 22,8% và Phần Lan với 22,6%.
Trong năm qua, 8,92 triệu người từ 65 tuổi trở lên ở Nhật Bản có việc làm, tăng 300.000 người so với năm trước và tăng năm thứ 16 liên tiếp.
Tỷ lệ người ngoài 65 tuổi có việc làm trên tống số người từ 15 tuổi trở lên có việc làm tại Nhật Bản trong năm qua đã đạt mức kỷ lục là 13,3%, tăng 0,4 điểm phần trăm so với năm trước đó.
Trong số 8,92 triệu lao động là người trên 65 tuổi, có 5,31 triệu người là nam giới và 3,61 người là nữ giới. Bán lẻ và bán buôn là lĩnh vực thu hút nhiều lao động cao tuổi nhất, với 1,26 triệu người, tiếp đến là nông nghiệp và lâm nghiệp với 1,08 triệu người, ngành dịch vụ là 1,03 triệu người.
Tổng số người cao tuổi có việc làm không thường xuyên là 3,89 triệu người, chiếm 77,3% tổng lực lượng lao động cao tuổi, không bao gồm giám đốc điều hành doanh nghiệp và người lao động tự do.
Kết quả khảo sát trên của Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản được công bố trước Ngày kính lão (Keirō no Hi) ở Nhật Bản diễn ra vào hôm nay (21/9).