Vì sao không nên xoa bóp, chà xát vào vết tiêm sau khi tiêm vắc xin Covid-19?

Đối với việc tiêm chủng, các chuyên gia khuyến nghị một số điều nên và không nên làm để giảm thiểu tác dụng phụ và giúp vắc xin hoạt động hiệu quả nhất.

Theo trang tin Times of India, cảm giác đau nhức tại vết tiêm là một tác dụng phụ phổ biến. Tuy vậy không nên xoa bóp khu vực này, kể cả bạn có tiêm vắc xin Covid-19 hay các loại vắc xin khác.

Vì sao không nên xoa bóp, chà xát vào vết tiêm sau khi tiêm vắc xin Covid-19?

Điều gì gây đau nhức tại chỗ tiêm?

Sau khi tiêm vắc xin, đau nhức và cứng khớp quanh vết tiêm là một trong những tác dụng phụ phổ biến. Tình trạng đau nhức và mẩn đỏ có thể kéo dài trong nhiều ngày và khiến chúng ta khó cử động cánh tay. Đây là cách cơ thể nhận biết vắc xin lần đầu tiên.

Cơ thể sẽ coi vết tiêm là một chấn thương (giống như bị đứt tay) nên gửi các tế bào miễn dịch đến cánh tay và làm giãn mạch máu. Các tế bào miễn dịch sẽ phản ứng và gây viêm. Cơ cũng có thể phản ứng với lượng chất lỏng vắc xin được tiêm vào cánh tay và gây kích ứng. Ngoài đau nhức, một số người còn bị mẩn đỏ gần vết tiêm.

Xoa bóp hoặc chà xát tại chỗ tiêm có được không?

Theo các chuyên gia thì không nên. Việc chà xát, véo hoặc xoa bóp vết tiêm sau khi tiêm có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của vắc xin. Vắc xin được tiêm vào đường bên trong cơ (cơ nằm dưới mô dưới da). Xoa bóp có thể khiến thuốc chảy ngược lại vào mô dưới da. Các bác sĩ khuyến nghị nên tránh chà xát hoặc xoa bóp trong vòng vài giờ sau khi tiêm.

Vậy xoa bóp trước khi tiêm được không?

Được. Đây là một phương pháp thực hành lâm sàng được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới, giúp thư giãn các cơ ở cẳng tay và giúp vắc xin hiệu quả hơn.

Làm gì để bớt đau nhức?

Theo trang tin Times of India , nếu bạn thấy đau và cứng khớp, bạn có thể chườm đá, chườm ấm, tập thể dục nhẹ nhàng cho cánh tay để giảm đau. Bạn cũng có thể uống thuốc giảm đau nhưng nên hạn chế và có chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu quá nhạy cảm với các cơn đau, bạn nên chọn tiêm ở cánh tay không thuận của mình.

Theo Thanh Niên

Chủ đề Hỏi đáp về dịch COVID-19

Đọc thêm

Tin nhanh diễn biến cơn bão số 8

Tin nhanh diễn biến cơn bão số 8

Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh cho biết, vùng biển phía Bắc khu vực Bắc Biển Đông gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8-9, giật cấp 11, sóng biển cao 2,0-4,0m.
Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?

Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?

Dị ứng thời tiết xuất hiện quanh năm, đặc biệt là thời điểm giao mùa gây cảm giác rất khó chịu cho người bệnh. Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?
Chế độ ăn cho người bệnh suy giáp bẩm sinh

Chế độ ăn cho người bệnh suy giáp bẩm sinh

Với bệnh nhân suy giáp bẩm sinh, ngoài việc tuân thủ dùng thuốc theo phác đồ điều trị, chế độ dinh dưỡng cũng đóng một vai trò quan trọng đối với chức năng tuyến giáp, giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Tin mới nhất về cơn bão Toraji

Tin mới nhất về cơn bão Toraji

Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh cho biết, từ 72 đến 120 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, sau có khả năng đổi hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được 5-10km.
Biển Đông sắp xuất hiện cơn bão mới

Biển Đông sắp xuất hiện cơn bão mới

Theo thông tin từ Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh, do tác động của Toraji, từ đêm 10/11, vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông gió mạnh cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8, vùng gần tâm bão đi qua cấp 9-10, giật cấp 12.
Yoga chệch chuẩn

Yoga chệch chuẩn

Mỗi người tập luyện yoga cần tìm hiểu, tuân thủ các quy tắc sinh hoạt cộng đồng, quy tắc đảm bảo ANTT nơi công cộng để hình ảnh vốn rất đẹp đẽ của yoga không bị méo mó.
Tư thế ngủ tốt nhất và tệ nhất cho sức khỏe

Tư thế ngủ tốt nhất và tệ nhất cho sức khỏe

Việc ngủ đủ 7 đến 9 tiếng mỗi đêm giúp hỗ trợ não bộ, tim mạch, hệ miễn dịch, làn da khỏe mạnh... Và tư thế bạn ngủ cũng rất quan trọng. Vậy đâu là tư thế ngủ tốt nhất và tệ nhất cho sức khỏe?