Việc tăng cường cán bộ biên phòng cần ưu tiên hàng đầu cho địa bàn khó khăn

(Baohatinh.vn) - Chiều 22/2, dưới sự chủ trì của Bí thư Tỉnh ủy Lê Đình Sơn, Thường trực Tỉnh ủy có buổi làm việc với Ban Thường vụ Đảng ủy Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh (BĐBP) để nghe và cho ý kiến về Đề án đưa cán bộ biên phòng về tham gia cấp ủy và làm cán bộ chủ trì các xã thuộc địa bàn khó khăn.

Việc tăng cường cán bộ biên phòng cần ưu tiên hàng đầu cho địa bàn khó khăn

Cùng dự có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Hoàng Trung Dũng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Nguyễn Thị Gái, Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy Trần Báu Hà, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Trương Thanh Huyền

Dự thảo Đề án “Tăng cường cán bộ biên phòng tham gia cấp ủy cấp huyện và giữ chức vụ chủ chốt cấp xã nhiệm kỳ 2020-2025 và những năm tiếp theo” gồm 4 phần: Sự cần thiết và căn cứ xây dựng đề án; thực trạng tình hình; đối tượng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp; tổ chức thực hiện và kiến nghị.

Việc tăng cường cán bộ biên phòng cần ưu tiên hàng đầu cho địa bàn khó khăn

Đại tá Hà Học Chiến - Bí thư Đảng ủy BĐBP tỉnh thông qua dự thảo đề án

Theo đề án, cán bộ tham gia cấp ủy cấp huyện, thị xã phải là đồn trưởng hoặc chính trị viên đồn biên phòng, đảm bảo trình độ đại học, có năng lực, có trình độ lý luận chính trị; độ tuổi phù hợp; được quy hoạch nguồn cán bộ cấp phòng và giữ các chức vụ cao hơn.

Đối với cán bộ tăng cường giữ chức vụ chủ chốt cấp xã biên giới phải có trình độ đại học, có năng lực, có trình độ lý luận chính trị; độ tuổi phù hợp; được quy hoạch nguồn cán bộ cấp cơ sở và cấp phòng.

Thời gian tăng cường, tham gia cấp ủy cấp huyện và các chức vụ chủ chốt cấp xã ít nhất là 36 tháng.

Việc tăng cường cán bộ biên phòng cần ưu tiên hàng đầu cho địa bàn khó khăn

Bí thư Huyện ủy Hương Khê Đinh Hữu Tân cho rằng, cần bổ sung thêm về tiêu chuẩn, điều kiện, đảm bảo cán bộ biên phòng phải hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên; đồng thời đề xuất cần tăng cường cán bộ biên phòng cho 2 xã Hương Lâm, Hương Liên.

Về quy trình thực hiện, mỗi huyện, thị biên giới tăng thêm 1 cấp ủy viên. Đối với các huyện, thị xã có 2 đồn biên phòng đứng chân trở lên, Ban Thường vụ Đảng ủy BĐBP tỉnh chọn 1 đồn trưởng hoặc 1 chính trị viên của một đơn vị tham gia cấp ủy.

Đối với các xã biên giới, bố trí tăng thêm 1 cán bộ biên phòng giữ chức vụ chủ chốt cấp xã.

Việc tăng cường cán bộ biên phòng cần ưu tiên hàng đầu cho địa bàn khó khăn

Bí thư Huyện ủy Kỳ Anh Trần Đình Gia cho rằng, cần đề cập tới tính ổn định đối với đội ngũ cán bộ biên phòng được tăng cường

Lộ trình thực hiện, cán bộ biên phòng tham gia cấp ủy 9/9 huyện, thị biên giới. Năm 2020, bố trí cán bộ biên phòng tham gia cấp ủy và giữ chức vụ phó bí thư đảng ủy ở 7 xã có địa bàn phức tạp, nhạy cảm ở TX. Kỳ Anh, Hương Khê, Nghi Xuân, Hương Sơn.

Nhiệm kỳ 2020-2025 bố trí cán bộ biên phòng giữ chức vụ chủ chốt ở 8 xã thuộc huyện Vũ Quang, Nghi Xuân, huyện Kỳ Anh, TX. Kỳ Anh. Nhiệm kỳ 2025-2030, bố trí các xã, phường, thị trấn còn lại.

Việc tăng cường cán bộ biên phòng cần ưu tiên hàng đầu cho địa bàn khó khăn

Phó Giám đốc Sở Nội vụ Phan Thị Tố Hoa đề xuất tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm việc tăng cường cán bộ biên phòng; cán bộ sau khi tăng cường sẽ được hưởng phụ cấp theo quy định hiện hành.

Tham gia góp ý, các đại biểu cơ bản thống nhất với dự thảo đề án. Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng, cần quy định độ tuổi đối với cán bộ biên phòng tham gia cấp ủy cấp huyện và giữ chức vụ chủ chốt cấp xã dao động từ 40 đến dưới 45 tuổi.

Nên bổ sung thêm mục tiêu chuẩn, điều kiện quy định rõ cán bộ được tăng cường phải hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Việc tăng cường cán bộ biên phòng nên triển khai sớm, cơ bản hoàn thành trước đại hội Đảng các cấp nhằm giúp đỡ, hỗ trợ địa phương công tác chuẩn bị.

Việc tăng cường cán bộ biên phòng cần ưu tiên hàng đầu cho địa bàn khó khăn

Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Trương Thanh Huyền khẳng định sự cần thiết phải ban hành đề án; đồng thời đưa ra các ý kiến đối với cán bộ biên phòng giữ chức vụ chủ chốt cấp xã

Đa số góp ý tại buổi làm việc đồng tình về tính ổn định, lâu dài của đội ngũ cán bộ được tăng cường nhằm tránh xáo trộn. Cần đánh giá, rút kinh nghiệm về tính hiệu quả của việc tăng cường cán bộ biên phòng sau 1 năm điều động. Quy định rõ chức danh của cán bộ, bên cạnh đó, cán bộ biên phòng được tăng cường sẽ được hưởng phụ cấp theo quy định hiện hành...

Việc tăng cường cán bộ biên phòng cần ưu tiên hàng đầu cho địa bàn khó khăn

Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy Nguyễn Thị Gái bày tỏ trăn trở về nơi ăn, chốn ở của cán bộ biên phòng sau khi được tăng cường.

Các đại biểu cũng tham gia đóng góp ý kiến về đơn vị quản lý cán bộ biên phòng được tăng cường. Theo đó, đối với cán bộ tham gia cấp ủy cấp huyện, thị xã sẽ do Ban Tổ chức nắm bắt và cán bộ giữ chức danh chủ chốt cấp xã sẽ do Sở Nội vụ đảm nhận.

Việc tăng cường cán bộ biên phòng cần ưu tiên hàng đầu cho địa bàn khó khăn

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Hoàng Trung Dũng cho rằng, cán bộ biên phòng được tăng cường cần phát huy tốt vai trò trách nhiệm; việc đưa cán bộ về tham gia cấp ủy cấp huyện và giữ chức vụ chủ chốt cấp xã tùy thời điểm cụ thể nhưng khuyến khích trước đại hội; cần quy định độ tuổi từ 40 đến dưới 45 tuổi để tạo điều kiện trẻ hóa.

Kết luận buổi làm việc, Bí thư Tỉnh ủy Lê Đình Sơn khẳng định, việc ban hành đề án quan trọng nhất vẫn là chú ý tới nội hàm bên trong, không “đá lạc sân”, trái quy định.

Bí thư Tỉnh ủy đồng tình việc ban hành đề án là cần thiết, xuất phát từ thực tiễn, đặc biệt, trong bối cảnh Hà Tĩnh là địa bàn trọng điểm về QPAN. Mục đích của đề án nhằm ổn định QPAN trên các địa bàn biên giới, đặc biệt khó khăn để phát triển KT-XH. Đây cũng là điều kiện để cán bộ biên phòng rèn luyện, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.

Việc tăng cường cán bộ biên phòng cần ưu tiên hàng đầu cho địa bàn khó khăn

Đánh giá về thực trạng tình hình được nêu tại đề án, Bí thư Tỉnh ủy cho rằng, đầu tiên cần đề cập tới tình hình an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ở các huyện, xã biên giới. Việc đánh giá tình hình đội ngũ cán bộ cần phải có sự phối kết hợp với chính quyền địa phương.

“Về đối tượng, mục tiêu, nhiệm vụ giải pháp được nêu trong đề án cần phải phân định rõ mục tiêu là gì? Địa bàn nào cần phải tăng cường cán bộ? Nêu rõ điều kiện, tiêu chuẩn và đối tượng được đưa đi? Nguyên tắc, tiêu chí, quy trình, thời gian khi tăng cường cán bộ? Bên cạnh đó, cần phải nêu rõ về mối quan hệ phối hợp, về cách thức tổ chức thực hiện và chính sách cán bộ” - Bí thư Tỉnh ủy nhấn mạnh.

Việc tăng cường cán bộ biên phòng cần ưu tiên hàng đầu cho các địa bàn khó khăn; càng nhiều địa phương được tăng cường càng tốt. Đội ngũ cán bộ tăng cường phải đảm bảo chất lượng. Chế độ, chính sách cho đội ngũ cán bộ biên phòng được tăng cường theo quy định hiện hành, không quá “hành chính hóa”.

Bí thư Tỉnh ủy yêu cầu, đề án phải được hoàn thiện trong thời gian 1 tuần; phải coi đây là nhiệm vụ trọng tâm của biên phòng để hoàn thành với quyết tâm cao nhất. Đề án phải được ban hành vào ngày 10/3; đồng thời có danh sách cụ thể về cán bộ tham gia cấp ủy cấp huyện và giữ chức danh chủ chốt cấp xã.

Chủ đề QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN

Đọc thêm

Chung tay bảo vệ an ninh biên giới

Chung tay bảo vệ an ninh biên giới

Dưới sự chủ trì phối hợp của Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh, các lực lượng công an, quân sự, hải quan, kiểm lâm… đã cùng vào cuộc hiệu quả chung tay bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới.
Bộ CHQS tỉnh Hà Tĩnh triển khai công tác phòng, chống bão số 6

Bộ CHQS tỉnh Hà Tĩnh triển khai công tác phòng, chống bão số 6

Trước diễn biến phức tạp của bão số 6, Bộ CHQS tỉnh Hà Tĩnh chỉ đạo ban CHQS các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị trực thuộc làm tốt công tác chuẩn bị ứng phó, góp phần hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản của Nhà nước và Nhân dân.
“Mẹ đỡ đầu” của trẻ em không may mắn

“Mẹ đỡ đầu” của trẻ em không may mắn

Mô hình “Mẹ đỡ đầu” đối với những trẻ em mồ côi của Hội Phụ nữ Bộ CHQS tỉnh Hà Tĩnh đã góp phần giúp các cháu vơi bớt khó khăn, nỗ lực vươn lên trong cuộc sống.