Trước diễn biến phức tạp của dịch viêm da nổi cục, Lộc Hà (Hà Tĩnh) đã hỗ trợ người chăn nuôi kinh phí mua vắc-xin Lumpyvac và hóa chất Benkocid để phòng chống.
Thông tin từ ngành chuyên môn huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) cho biết, trên địa bàn vừa xuất hiện bệnh viêm da nổi cục trên bò tại 1 hộ chăn nuôi ở xã Phù Lưu.
Huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) vừa công bố dịch đối với bệnh viêm da nổi cục trên địa bàn xã Xuân Thành, đồng thời khoanh vùng các khu vực có nguy cơ dịch bùng phát cao ở một số địa bàn lân cận.
Các địa phương ở Hà Tĩnh đang tiếp tục tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi, tránh tình trạng lây lan trên diện rộng, nhất là thời điểm giao mùa như hiện nay.
Dịch bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò đã xuất hiện tại một số địa phương của Hà Tĩnh. Ngành chuyên môn đang chỉ đạo quyết liệt công tác tiêm phòng vắc-xin nhằm giảm thiểu thiệt hại về kinh tế cho người dân, hạn chế dịch bệnh lây lan trên diện rộng.
Khoanh vùng ổ dịch; kiểm soát chặt chẽ vận chuyển, giết mổ gia súc; tổng vệ sinh tiêu độc khử trùng chuồng trại… là những biện pháp cấp bách được ngành chuyên môn cùng chính quyền địa phương thực hiện ngay sau khi xuất hiện bệnh viêm da nổi cục trên địa bàn huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh).
Phát hiện bệnh viêm da nổi cục trên 4 con trâu bò ở huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh), chính quyền địa phương và ngành chuyên môn đang gấp rút triển khai biện pháp bảo vệ đàn vật nuôi.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến đề nghị các địa phương cần tổ chức kiểm soát tốt, không để các loại dịch bệnh động vật nguy hiểm xảy ra trên diện rộng nhằm giảm thiểu tổn thất về kinh tế cho người dân, doanh nghiệp, hạn chế tối đa ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Người chăn nuôi Lộc Hà (Hà Tĩnh) nỗ lực khắc phục khó khăn do dịch viêm da nổi cục, dịch tả lợn châu Phi và cúm gia cầm gây ra để duy trì và phát triển đàn vật nuôi, góp phần ổn định sinh kế, tăng thu nhập.
Với sự vào cuộc hiệu quả của các cấp chính quyền, ngành chuyên môn và người chăn nuôi, đến nay, Hà Tĩnh đã khống chế thành công dịch bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò.
Dịch tả lợn châu Phi, viêm da nổi cục và dịch cúm gia cầm hiện đã cơ bản được các địa phương ở Hà Tĩnh khống chế. Đây là cơ sở để người dân đầu tư tái đàn, phát triển ngành chăn nuôi.
Hà Tĩnh đang tập trung đẩy nhanh tiến độ, sớm hoàn thành tiêm phòng đợt 1/2021 cho đàn gia súc, gia cầm, góp phần phát triển ngành chăn nuôi trên địa bàn.
Dịch viêm da nổi cục tại Khammouane - tỉnh miền Trung của Lào tiếp giáp với Hà Tĩnh, tiếp tục lan rộng khi số lượng gia súc mắc bệnh và chết tiếp tục tăng.
Nhờ triển khai nhiều giải pháp nên các ổ dịch viêm da nổi cục trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đã được kiểm soát. Đến nay, nhiều địa phương trong tỉnh đã qua 21 ngày trở lên không phát sinh dịch.
116 con bê dưới 3 tháng tuổi bị chết, chiếm 60% tổng lượng gia súc chết do viêm da nổi cục ở Đức Thọ (Hà Tĩnh) càng khẳng định việc tiêm vắc-xin là hết sức cần thiết để ngăn ngừa loại dịch bệnh này.
Nhờ triển khai quyết liệt, đến nay, công tác tiêm vắc-xin phòng bệnh viêm da nổi cục trên đàn trâu, bò của huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) đã đạt gần 95%; các ổ dịch cơ bản được kiểm soát.
Nhờ chủ động trong công tác tiêm vắc-xin phòng, chống bệnh viêm da nổi cục nên Hà Tĩnh đã cơ bản khoanh vùng, khống chế được các ổ dịch viêm da nổi cục trên trâu, bò.
Trong khi chính quyền và đại đa số người dân Hà Tĩnh nỗ lực phòng chống dịch bệnh trên gia súc thì một số người lại có hành vi mua bán, giết mổ gia súc bị nhiễm bệnh, không rõ nguồn gốc, gây tâm lý hoang mang cho người tiêu dùng.
Sau quá trình tập trung thực hiện, đến nay, hơn 115.300/145.900 con trâu, bò của 13/13 huyện, thị xã, thành phố tại Hà Tĩnh (đạt gần 80%) đã được tiêm phòng vắc-xin viêm da nổi cục.
Tâm lý kiêng dè, hạn chế sử dụng thịt gia súc của người tiêu dùng do dịch bệnh diễn biến phức tạp là nguyên nhân chính khiến các cửa hàng, quán ăn tại Hà Tĩnh lâm vào cảnh ế ẩm, một số nơi buộc phải đóng cửa.
Bí thư Tỉnh uỷ Hà Tĩnh Hoàng Trung Dũng yêu cầu các sở, ngành, địa phương quản lý tốt các cơ sở giết mổ tập trung, tuyệt đối không để xảy ra việc giết mổ gia súc mắc bệnh bán cho người tiêu dùng.
Phòng Cảnh sát Môi trường Công an tỉnh Hà Tĩnh vừa bắt quả tang đối tượng đưa 1 con bò đã chết không rõ nguyên nhân có tổng trọng lượng 400 kg vào lò giết mổ
Trước tình trạng “dịch chồng dịch”, cả hệ thống chính trị Hà Tĩnh đang và sẽ tiếp tục tập trung các biện pháp để phòng, chống và khoanh vùng dịch bệnh, hạn chế thấp nhất thiệt hại cho người chăn nuôi.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Đặng Ngọc Sơn đề nghị cả hệ thống chính trị và toàn xã hội tổ chức thực hiện quyết liệt, đồng bộ nhiệm vụ phòng, chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi; coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách, gắn trách nhiệm với người đứng đầu.
Chưa bao giờ người chăn nuôi Hà Tĩnh phải chứng kiến một đợt dịch có tốc độ lây lan nhanh, độc lực cao như đợt dịch tả lợn châu Phi và viêm da nổi cục trên trâu bò giai đoạn này. Chỉ trong thời gian ngắn, hàng nghìn con lợn, trâu, bò chết khiến người chăn nuôi không kịp trở tay…
Dịch bệnh trên gia súc diễn biến phức tạp, nhiều người dân Hà Tĩnh e ngại thịt bò, thịt lợn và ưu tiên sử dụng các loại thủy hải sản khiến mặt hàng này trở nên đắt khách.
Nhiều hộ chăn nuôi chưa thực hiện nghiêm các biện pháp phòng dịch; vẫn có tình trạng mua bán vật nuôi mắc bệnh; một số xã lập chốt kiểm dịch nhưng hoạt động chưa hiệu quả... là những nguyên nhân khiến dịch bệnh gia súc tại huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) diễn biến nhanh.
Đến thời điểm này, công tác chuẩn bị bầu cử ở Vũ Quang (Hà Tĩnh) đã được triển khai đồng bộ, đúng luật định; công tác phòng, chống dịch trên gia súc đang được các địa phương tập trung cao.
Dịch viêm da nổi cục trên địa bàn Vũ Quang (Hà Tĩnh) đã lây lan ra 10 xã, thị trấn, với 186 con bị nhiễm bệnh và chết; công tác phòng, chống dịch đang được địa phương gấp rút triển khai.