Theo đó, phần lớn các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực thương mại dịch vụ như: Đăng kiểm giao thông, xăng dầu, kinh doanh thương mại, dịch vụ du lịch, khách sạn, kho bãi.
Công tác cải cách hành chính là một trong những nhiệm vụ quan trọng để Hà Tĩnh thu hút đầu tư.
Trong 2 tháng đầu năm, Hà Tĩnh thành lập mới 152 doanh nghiệp (tăng 30% so với cùng kỳ năm 2018); có 96 doanh nghiệp hoạt động trở lại (tăng 71% so với cùng kỳ); số doanh nghiệp giải thể và tạm ngừng hoạt động tăng 10% so với cùng kỳ.
Thời gian tới, Hà Tĩnh chú trọng xúc tiến công nghiệp hỗ trợ sau thép, logistics; triển khai hiệu quả chính sách phát triển công nghiệp cũng như đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư trọng điểm.
Phát triển công nghiệp hỗ trợ sau thép đang được Hà Tĩnh quan tâm triển khai.
Theo đó, Sở Công Thương phối hợp Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh và các sở liên quan tham mưu chuẩn bị tốt các điều kiện tổ chức Hội thảo kết nối các doanh nghiệp cung cấp nguyên, vật liệu cho công nghiệp sản xuất gang thép và các doanh nghiệp đầu tư sản xuất các sản phẩm sử dụng nguyên liệu thép;
Chủ trì tham mưu UBND tỉnh ban hành quy định trình tự thủ tục thực hiện hỗ trợ chính sách phát triển CN-TTCN theo Nghị quyết số 86/2018/NQ-HĐND của HĐND tỉnh; tham mưu kế hoạch tổ chức Hội thảo phát triển dịch vụ Logistics, Trung tâm Logistics Vũng Ánh gắn với phát triển chuỗi sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.
Các đơn vị liên quan chủ động tham mưu kịp thời để đồng hành cùng nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ Dự án Nhà máy sản xuất gỗ MF, HDF Vũ Quang hoàn thành đi vào sản xuất trong quý I/2019...
Các sở, ngành, địa phương liên quan bám sát chỉ đạo của UBND tỉnh, chủ động tham mưu, kịp thời đề xuất phương án về triển khai đầu tư một số dự án lớn như: Tổ hợp dự án FLC Thiên Cầm, dự án thành phố giáo dục quốc tế của Tập đoàn Nguyễn Hoàng; đẩy nhanh tiến độ lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đô thị Nam Cầu Phủ; kịp thời giải quyết kiến nghị đề xuất, hỗ trợ nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ Dự án Nhà máy sản xuất gỗ MF, HDF Vũ Quang hoàn thành đi vào sản xuất trong quý I/2019...