Nhà cách mạng Nguyễn Ái Quốc năm 30 tuổi, khi ở Pháp.
Tại Đại hội toàn quốc Đảng Xã hội Pháp ở thành phố Tua (nước Pháp), tháng 12/1920, đồng chí Nguyễn Ái Quốc trở thành một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.
Giữa năm 1923, Người sang Liên Xô.
Sau Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ 5, đồng chí Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu tham gia cách mạng Trung Quốc, đồng thời lo xây dựng phong trào cách mạng Việt Nam và Đông Dương.
Đồng chí Nguyễn Ái Quốc năm 1930.
Hồ Chủ tịch năm 1945.
Tháng 2/1946, Người nói chuyện với hơn 10 vạn nhân dân thủ đô hà Nội sau cuộc tổng tuyển cử bầu ra Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà
Hồ Chủ tịch trong phòng làm việc của Người ở Phủ chủ tịch năm 1946.
Ngày 31/5/1945, Người dẫn đầu Đoàn đại biểu Chính phủ ta sang đàm phán chính thức với chính phủ Pháp.
Người làm việc trong hang đá ở Việt Bắc năm 1951.
Người dạy: “Thực túc thì binh cường” và ngày ngày Người tăng gia sản xuất cùng đồng bào, chiến sĩ.
Năm 1949, Đoàn đại biểu Nam Bộ từ miền Nam ra thăm miền Bắc đã tới quây quần bên Hồ Chủ tịch.
Từ chiếc máy đánh chữ của Người đã ra đời nhiều văn kiện liên quan đến vận mệnh đất nước.
Là người sáng lập và lãnh đạo quân đội ta, Hồ Chủ tịch đã theo dõi mặt trận suốt thời gian chiến dịch biên giới.
Hồ Chủ tịch, vị Tổng tư lệnh tối cao.
Người với các đại biểu Đại hội thống nhất Việt Minh – Liên Việt, năm 1951.
Giờ nghỉ trưa, Người vẫn thường đọc báo.
Hồ Chủ tịch thăm một xưởng công binh tại căn cứ Việt Bắc trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp.
Hồ Chủ tịch trong phòng làm việc của Người ở căn cứ Việt Bắc.
Cuối năm 1953, tại Việt Bắc, Hồ Chủ tịch và các đồng chí lãnh đạo Đảng quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ.
Người chủ trì một phiên họp Hội đồng Chính phủ sau chiến thắng Điện Biên Phủ.
Thăm đền Hùng, Hồ Chủ tịch nói với các chiến sĩ: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải ra sức giữ nước”.
Hồ Chủ tịch sau ngày toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi (1954).
Người thăm nhà máy diêm Thống Nhất những năm đầu khôi phục kinh tế (1956).
Đến thăm nhà máy xe lửa Gia Lâm, Người nhắc nhở công nhân, cán bộ phát huy truyền thống cách mạng của nhà máy, ra sức xây dựng miền Bắc, ủng hộ miền Nam.
Đại biểu học sinh trường trung học Trưng Vương (Hà Nội) đến chúc thọ ) Hồ Chủ Tịch (5/1956).
Hồ Chủ tịch thăm trường trung học Trung Hoà của Hoa Kiều ở Hà Nội.
Hồ Chủ tịch chuyện với học viên trường Nghệ thuật sân khấu trung ương.
Hồ Chủ tịch rất quan tâm đến việc giải phóng phụ nữ. Năm 1956, Người căn dặn các cán bộ phụ nữ toàn miền Bắc “đoàn kết chặt chẽ, ra sức tham gia xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền bắc, đấu tranh thống nhất nước nhà và giữ gìn hoà bình thế giới”.
Hồ Chủ tịch thăm kè Cố Đô, tình Hà Tây (1958).
Hồ Chủ tịch tát nước chống hạn ở cánh đồng Quang Tô, xã Đại Thanh, tỉnh Hà Tây (1958).
Xem hình mẫu xây dựng thủ đô Hà Nội, Người dặn dò về vấn đề nhà ở của nhân dân lao động (1959).
Người với các đại biểu đạo Thiên Chúa.
Lên thăm khu tự trị tây Bắc (5/1959), Hồ Chủ tịch trao tặng đồng bào các dân tộc bức trướng của đồng báo Thủ đô Hà Nội.
“Người ngồi đó với cây chì đỏ / Vạch đường đi từng bước, từng giờ” (Tố Hữu).
Hồ Chủ tịch chúc mừng cụ Tôn Đức Thắng được Quốc hội khoá 2 bầu làm Phó Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà (7/1960).
Ngày 5/9/1960, Đảng lao Động Việt Nam họp Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 3. Trong diễn văn kha mạc, Người nêu rõ: “Đại hội lần thứ hai là đại hội kháng chiến. Đại hội lần này là đại hội xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh hoà bình thống nhất nước nhà”.
Người cầm nhịp hát bài “Đoàn kết”.
Mười vạn nhân dân và cán bộ tỉnh Thanh Hoá hứa với Người sẽ ra sức xây dựng Thanh Hoá thành một tỉnh kiểu mẫu của miền Bắc xã hội chủ nghĩa (1961)
Ngày 9/12/1961, về thăm quê nhà lần thứ hai, Người chụp ảnh với các chiến sĩ phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh 1930 – 1931.
Người đến thăm các chiến sĩ của lực lượng phòng không bảo vệ Hà Nội (1966).
Bác Hồ với các anh hùng và dũng sĩ miền Nam.
Hồ Chủ tịch và Thủ tướng Phạm Văn Đồng đến thăm đoàn đại biểu đặc biệt Cộng hoà miền Nam Việt Nam tại Hà Nội (12/6/1969).
Hồ Chủ tịch xem triển lãm tranh miền Nam.
Bác Hồ trong trang phục của Hải quân nhân dân Việt Nam.
Hồ Chủ tịch với các anh hùng và chiến sĩ thi đua chống Mỹ, cứu nước.
Người tặng hoa phong lan cho ba đại biểu dân quân gái Quảng Bình, Vĩnh Linh.
Hồ Chủ tịch và các đồng chí Tôn Đức Thắng, Lê Duẩn, Trường Chinh.
Lời Hồ Chủ tịch: “Vì lợi ích mười năm phai trồng cây. Vì lợi ích trăm năm phải trồng người”.
Hồ Chủ tịch sống mãi trong sự nghiệp chúng ta.