800 y bác sĩ sẽ thử nghiệm vaccine lao chống nCoV

800 y bác sĩ ở một số bệnh viện tuyến đầu trên cả nước sẽ tham gia thử nghiệm vaccine bệnh lao (BCG) với hy vọng ngăn ngừa Covid-19.

Giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương, sáng 20/4 cho biết bệnh viện đã hoàn thành đề cương thử nghiệm dùng vaccine BCG phòng chống Covid-19, đang chờ Bộ Y tế phê duyệt.

Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu liệu vaccine BCG có giúp làm giảm mức độ tổn thương phổi trên bệnh nhân Covid-19 hiện nay hay không. Nghiên cứu cũng tìm hiểu trên các bệnh nhân Covid-19 từng tiêm BCG để đối chiếu mức độ nặng của các triệu chứng.

Theo đề án, khoảng 800 y bác sĩ đang làm việc tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương tại Hà Nội, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM và một số bệnh viện khác sẽ tham gia thử nghiệm tiêm BCG.

Nhóm cũng đang thử nghiệm tiêm vaccine phòng bệnh lao cho bệnh nhân Covid-19 và người tiếp xúc trực tiếp, thuộc các độ tuổi người lớn, người cao tuổi... Hiện chưa có kết quả thử nghiệm tiêm vaccine trên các nhóm này.

Các chuyên gia Bệnh viện Phổi Trung ương cũng đề xuất thực hiện nghiên cứu tương tự tại các nước thuộc khối sử dụng Pháp ngữ, ví dụ Campuchia.

Vaccine phòng bệnh lao BCG được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia Việt Nam từ hơn 30 năm nay. Mọi trẻ sơ sinh đều được tiêm vaccine này một lần duy nhất, cùng lúc với các vaccine khác như viêm gan B. Các chuyên gia y tế không khuyến khích việc tiêm nhắc lại BCG do ít có hiệu quả phòng, chống bệnh lao.

Trước đó Bộ Y tế đã giao Bệnh viện Phổi Trung ương phối hợp Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương nghiên cứu mối liên quan giữa vaccine BCG và bệnh Covid-19 .

Thế giới đã có những nghiên cứu về mối liên quan giữa vaccine BCG và tỷ lệ tử vong do Covid-19, tuy nhiên chưa khẳng định tiêm BCG giúp bảo vệ cơ thể tuyệt đối trước dịch bệnh. Ngoài ra đã xuất hiện trường hợp vaccine gây biến chứng ở người lớn.

Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương khuyến cáo người dân không tự ý tiêm vaccine BCG để phòng bệnh.

“Nếu cứ trông vào vaccine mà không thực hiện nghiêm các biện pháp phòng bệnh của Bộ Y tế gồm đeo khẩu trang, thường xuyên sát khuẩn tay, thực hiện giãn cách xã hội... thì dịch bệnh sẽ bùng phát gây hậu quả nghiêm trọng”, bác sĩ Nhung nói.

Theo EVN

Chủ đề Phòng chống dịch Covid-19

Đọc thêm

“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

Thời gian qua, với nhiều hoạt động tích cực trong tuyên truyền KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe sinh sản, Hội KHHGĐ Hà Tĩnh được coi là cánh tay nối dài của các cơ quan triển khai thực hiện chính sách dân số.
Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình đã tồn tại 3 logo. Do chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển cần sáng tác logo mới thay thế logo về dân số và kế hoạch hóa gia đình.
 Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Trước hiện tượng 25 trẻ trong một xã ở Hà Tĩnh mắc sốt phát ban nghi sởi; trong đó, 10 bệnh nhân dương tính với vi rút sởi; các cơ quan chức năng đã vào cuộc không để bệnh lây lan.