Ấn Độ đặt mục tiêu chinh phục Mặt Trăng lần thứ 2

Nhằm chứng minh những tiến bộ trong lĩnh vực công nghệ và củng cố vị thế trong cuộc đua không gian với các cường quốc Mỹ, Nga và Trung Quốc, Ấn Độ đang chuẩn bị cho cuộc chinh phục Mặt Trăng lần thứ hai.

Ấn Độ đặt mục tiêu chinh phục Mặt Trăng lần thứ 2

Tàu không gian Chandrayaan-2 của Ấn Độ tại Bangalore ngày 12/6/2019. Ảnh: AFP/TTXVN

Theo kế hoạch, Tổ chức Nghiên cứu không gian Ấn Độ sẽ phóng tàu vũ trụ Chandrayaan-2 - hoàn toàn chế tạo trong nước - vào ngày 15/7 tới. Dự kiến, tàu vũ trụ này sẽ đáp xuống Mặt Trăng vào ngày 6 hoặc 7/9, thực hiện nhiệm vụ phân tích khoáng vật, vẽ bản đồ bề mặt và tìm kiếm nước trên hành tinh này. Các thiết bị được Chandrayaan-2 đưa lên Mặt Trăng gồm 1 phi thuyền, 1 thiết bị đổ bộ, 1 thiết bị tự hành để phục vụ sứ mệnh nói trên. Ước tính chi phí cho sứ mệnh này là 141 triệu USD.

Hiện Ấn Độ đặt mục tiêu trở thành nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới, thứ hạng hiện thuộc về Anh. Do đó Chính phủ của Thủ tướng Narendra Modi đang muốn chứng tỏ thực lực của nước này trong lĩnh vực an ninh và công nghệ.

Tháng 3 vừa qua, Ấn Độ đã thử nghiệm thành công tên lửa có thể bắn hạ vệ tinh mà qua đó, Thủ tướng Modi khẳng định năng lực trong lĩnh vực vũ trụ của Ấn Độ sánh ngang với cường quốc như Mỹ, Nga và Trung Quốc. Hiện Ấn Độ đang từng bước chuẩn bị kế hoạch đưa con người lên vũ trụ vào năm 2022, phấn đấu trở thành quốc gia thứ 4 trên thế giới thực hiện thành công sứ mệnh chinh phục vũ trụ.

Tàu vũ trụ Chandrayaan-1 bay quanh Mặt Trăng vào năm 2008 và đã xác nhận sự tồn tại của nước trên hành tinh này. Năm 2013-2014, Ấn Độ đã phóng 1 vệ tinh bay quanh quỹ đạo Sao Hỏa.

Theo Báo Tin tức

Đọc thêm

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất được làm từ kyawthuite, loại khoáng chất màu đỏ cam trong suốt chỉ có một mẫu vật đặt ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Los Angeles.
Mỹ phê duyệt vaccine cúm dạng xịt

Mỹ phê duyệt vaccine cúm dạng xịt

Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm FDA chấp thuận vaccine cúm dạng xịt FluMist do AstraZeneca sản xuất, có thể tự tiêm, không cần nhân viên y tế hỗ trợ.