Hành tinh HR 8799e được xem là một "siêu sao Mộc" với nhiệt độ bề mặt 880 độ C rất khó cho sự sống. Tuy nhiên, bằng cách quan sáng mới dựa trên kỹ thuật gọi là "giao thao quang học", các nhà khoa học cho rằng người ngoài hành tinh có thể tồn tại ở những nơi khắc nghiệt như thế này.
Phương pháp giao thoa quang học đòi hỏi nhiều kính thiên văn cùng lúc quan sát một hành tinh thay vì chỉ có 1 chiếc.
Theo bài nghiên cứu về hành tinh HR 8799e công bố trên tạp chí Thiên văn học và vật lý thiên văn, một nhóm các nhà thiên văn quốc tế đã sử dụng GRAVITY - một giao thoa kế nhằm khai thác bốn kính thiên văn cỡ lớn (VLT) rộng 8 m của Đài thiên văn Nam châu Âu (ESO) để nghiên cứu ngoại hành tinh này một cách chi tiết chưa từng có.
Phương pháp quan sát mới giúp các nhà khoa học biết cụ thể một hành tinh có thể chứa những gì. Ảnh: Futurism. |
Thông qua những quan sát này, nhóm nghiên cứu đã có thể tính toán khoảng cách giữa hành tinh và ngôi sao của nó, Mặt trời HR 8799. Kết quả đo chính xác hơn 10 lần so với những gì họ có thể đạt được bằng các kỹ thuật trước đó, bên cạnh việc có thêm những hiểu biết mới về quỹ đạo của hành tinh này.
Các nhà thiên văn học cũng có thể đo phổ của hành tinh HR 8799e để biết cấu trúc phân tử của nó với độ chính xác chưa từng có.
Nhà nghiên cứu Silvia Scheithauer cho biết bất kì hành tinh khí nóng nào trong Hệ Mặt trời cũng tồn tại một lượng lớn khí metan trong bầu khí quyển. Đáng ngạc nhiên, bầu không khí của HR 8799e hầu như không chứa lượng khí metan nào. Thay vào đó, các nhà khoa học tìm thấy lượng lớn carbon monoxide (CO).
Bằng phương pháp quan sát mới, người ta cũng có thể biết chắc một hành tinh chứa thứ gì trong khí quyển.
Theo ESO, cơ hội tốt nhất của nhân loại nhằm tìm kiếm sự sống ngoài hành tinh nằm ở khả năng đo phổ của ngoại hành tinh. Nhờ vào nghiên cứu này, giờ đây người ta có thêm một kỹ thuật mới với độ chính xác cao giúp tìm thấy bầu khí quyển có khả năng hỗ trợ sự sống ngoài Trái đất một cách chính xác chưa từng có
Điều này cũng đồng nghĩa việc các nhà khoa học trước đây có thể đã bỏ lỡ nhiều hành tinh có thể có sự sống vì kỹ thuật trước đây chưa đủ chính xác.