Bác sỹ trẻ Hà Tĩnh đóng góp trí tuệ, tâm huyết chăm sóc sức khỏe nhân dân

(Baohatinh.vn) - “Lương y như từ mẫu”, lời dạy của Bác Hồ luôn nhắc nhở thế hệ trẻ ngành y tế Hà Tĩnh nối tiếp truyền thống, không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn, tu dưỡng bản thân, xây dựng ngành y tế tỉnh nhà ngày càng phát triển.

Bác sỹ Phạm Thị Phương (1981) - Phó Giám đốc Bệnh viện Phục hồi chức năng:

Mong muốn xây dựng bệnh viện của người khuyết tật

Hằng ngày, chứng kiến các bệnh nhân liệt nửa người, liệt hai chân, liệt tứ chi, từ nằm liệt giường đã dần phục hồi rồi có thể tự đi lại phục vụ bản thân... tôi đã thấy niềm vui hiện rõ trên từng khuôn mặt họ và người thân.

Tình yêu với ngành phục hồi chức năng lớn dần trong tôi cùng với sự tái hòa nhập cuộc sống của người bệnh sau tai biến mạch máu não, sau chấn thương sọ não hay chỉ là nụ cười của người bệnh sau cơn đau vai gáy, đau lưng cấp mỗi khi ra viện.

Bác sỹ trẻ Hà Tĩnh đóng góp trí tuệ, tâm huyết chăm sóc sức khỏe nhân dân

Để phục vụ tốt hơn nữa cho người bệnh, tôi đang cùng với tập thể bệnh viện từng bước xây dựng mô hình phục hồi chức năng toàn diện, với đích đến là xây dựng Bệnh viện Phục hồi chức năng trở thành bệnh viện của người khuyết tật.

Bác sỹ Nguyễn Phi Thành (1986) - Trưởng đơn vị Tim mạch can thiệp, Khoa Tim mạch - Lão học BVĐK tỉnh:

Nỗ lực làm chủ các kỹ thuật cao vì sức khỏe người bệnh.

Bệnh lý tim mạch có nhiều biến chứng nặng nề không những ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống bệnh nhân mà còn là gánh nặng cho gia đình và xã hội. 10 năm làm bác sỹ điều trị tại Khoa Tim mạch - Lão học, tôi luôn nỗ lực hết mình để góp phần chăm sóc sức khỏe cho người bệnh ngày càng tốt hơn.

Bác sỹ trẻ Hà Tĩnh đóng góp trí tuệ, tâm huyết chăm sóc sức khỏe nhân dân

Khi chưa có tim mạch can thiệp, một số bệnh nhân hội chứng vành cấp vào khoa, đặc biệt là các trường hợp kèm theo biến chứng nặng như trụy mạch, shock tim, rối loạn nhịp tim, suy hô hấp... đa phần là tử vong. Hiện nay, nhờ triển khai thành công can thiệp mạch vành đã cứu sống được nhiều trường hợp bệnh nhân rất nặng, nguy kịch.

Tôi và các bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên trong Đơn vị Tim mạch can thiệp sẽ nỗ lực phát huy những kỹ thuật đã làm được và triển khai thêm nhiều kỹ thuật mới trong tương lai như: can thiệp mạch máu ngoại biên, thăm dò điện sinh lý, điều trị rối loạn nhịp tim bằng RF.... góp phần nâng cao chất lượng điều trị với đích đến là cứu thật nhiều người bệnh khỏi “cửa tử thần”.

Cử nhân Sinh hóa Trần Thị Thùy Dương (1984) - Phó Trưởng khoa Cận lâm sàng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh:

Nâng cao năng lực xét nghiệm, chủ động trong công tác phòng chống dịch bệnh

Môi trường làm việc cởi mở, thân thiện và chuyên nghiệp đã giúp tôi phát huy được năng lực, sở trường của mình. Với quyết tâm chuẩn hóa phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế, năm 2019, tập thể cán bộ Khoa Cận lâm sàng đã xây dựng, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng

Phòng thí nghiệm Hóa lý và Vi sinh đạt tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2017. Hiện nay, với nhiệm vụ được giao phụ trách labo xét nghiệm sinh học phân tử, tôi đã mạnh dạn đề xuất Ban Giám đốc nâng cấp labo xét nghiệm, đầu tư mới trang thiết bị để đẩy mạnh triển khai các xét nghiệm sinh học phân tử bằng kỹ thuật PCR, realtime PCR trên các nhóm bệnh như lao, viêm gan B, C, ung thư cổ tử cung…

Bác sỹ trẻ Hà Tĩnh đóng góp trí tuệ, tâm huyết chăm sóc sức khỏe nhân dân

Đặc biệt, chúng tôi đang nỗ lực chuẩn bị các điều kiện để tiếp nhận, chuyển giao kỹ thuật xét nghiệm vi rút Covid- 19. Khi triển khai thành công sẽ có ý nghĩa cực kỳ to lớn, giúp ngành chuyên môn chủ động trong công tác xét nghiệm, giảm thời gian chờ đợi kết quả, góp phần tích cực phòng chống dịch bệnh do Covid- 19 đang diễn biến hết sức phức tạp.

Bác sỹ Phan Hồng Quân (1983)- Trạm Y tế xã Sơn Kim 1, Hương Sơn:

Nỗ lực vì sức khỏe của người dân vùng biên giới

Xã Sơn Kim I là xã vùng biên giới, vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế, giao thông đi lại khó khăn, ý thức của một số người dân về công tác chăm sóc sức khỏe chưa cao.

Những thách thức đó đòi hỏi người làm công tác y tế luôn phải trăn trở, sáng tạo trong cách nghĩ, cách làm để nâng cao chất lượng y tế tuyến xã, chăm sóc bảo vệ tốt sức khỏe cho người dân.

Bác sỹ trẻ Hà Tĩnh đóng góp trí tuệ, tâm huyết chăm sóc sức khỏe nhân dân

Điều may mắn đối với chúng tôi là được Bộ Y tế, Sở Y tế chọn là một trong những địa phương triển khai mô hình trạm điểm. Nhờ đó, trạm đã được đầu tư trang thiết bị và cơ sở vật chất đồng bộ để nâng cao chất lượng thăm khám, điều trị cho bà con. Người dân Sơn Kim I đã được tiếp cận các dịch vụ y tế gần nhất, thuận lợi nhất và chi phí thấp nhất, đây là điều vô cùng quý giá.

Để không phụ sự quan tâm của ngành y tế, chúng tôi đang tiếp tục nỗ lực rèn luyện y đức, nâng cao trình độ, khai thác, sử dụng có hiệu quả các trang thiết bị, máy móc, đưa trạm y tế trở thành địa chỉ tin cậy trong chăm sóc sức khỏe cho người dân vùng biên.

Chủ đề Sức khỏe cộng đồng

Đọc thêm

“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

Thời gian qua, với nhiều hoạt động tích cực trong tuyên truyền KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe sinh sản, Hội KHHGĐ Hà Tĩnh được coi là cánh tay nối dài của các cơ quan triển khai thực hiện chính sách dân số.
Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình đã tồn tại 3 logo. Do chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển cần sáng tác logo mới thay thế logo về dân số và kế hoạch hóa gia đình.
 Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Trước hiện tượng 25 trẻ trong một xã ở Hà Tĩnh mắc sốt phát ban nghi sởi; trong đó, 10 bệnh nhân dương tính với vi rút sởi; các cơ quan chức năng đã vào cuộc không để bệnh lây lan.