Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ vừa ký quyết định ban hành Bộ Tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (tên tiếng Anh là One Commune One Product - OCOP, gọi tắt là Chương trình OCOP), gọi chung là Bộ Tiêu chí OCOP.
Hồng không hạt sản xuất tại Hợp tác xã hồng không hạt Quản Bạ. Ảnh minh họa: baohagiang.vn
Bộ Tiêu chí OCOP là căn cứ để đánh giá, phân hạng sản phẩm tham gia chương trình mỗi xã một sản phẩm, sẽ được điều chỉnh phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước và từng thời kỳ. Các sản phẩm tham gia Chương trình OCOP gồm 6 ngành hàng: Thực phẩm; đồ uống; thảo dược; vải và may mặc; lưu niệm - nội thất - trang trí và dịch vụ du lịch nông thôn, bán hàng.
Bộ Tiêu chí của sản phẩm gồm 3 phần: Phần A: Các tiêu chính đánh giá về sản phẩm và sức mạnh cộng đồng (35 điểm) gồm: Tổ chức sản xuất; phát triển sản phẩm; sức mạnh cộng đồng. Phần B: Các tiêu chí đánh giá về khả năng tiếp thị (25 điểm), gồm: Tiếp thị, câu chuyện về sản phẩm. Phần C: Các tiêu chí đánh giá về chất lượng sản phẩm (40 điểm) gồm: Chỉ tiêu cảm quan, dinh dưỡng, tính độc đáo của sản phẩm; tiêu chuẩn sản phẩm; khả năng xuất khẩu, phân phối tại thị trường quốc tế.
Phân hạng sản phẩm Chương trình OCOP căn cứ vào kết quả đánh giá sản phẩm theo Bộ Tiêu chí. Tổng điểm đánh giá cho mỗi sản phẩm tối đa là 100 điểm và được phân thành 5 hạng. Cụ thể, hạng 5 sao có tổng điểm trung bình đạt từ 90-100 điểm, là sản phẩm cấp quốc gia, có thể xuất khẩu; hạng 4 sao có tổng điểm trung bình đạt từ 70-89 điểm, là sản phẩm cấp tỉnh, có thể nâng cấp lên hạng 5 sao; hạng 3 sao có tổng điểm trung bình đạt từ 50-69 điểm, là sản phẩm cấp tỉnh, đạt tiêu chuẩn, có thể nâng cấp lên hạng 4 sao; hạng 2 sao có tổng điểm trung bình đạt từ 30-49 điểm, sản phẩm chưa đạt tiêu chuẩn, có thể tiếp tục nâng cấp để nâng lên hạng 3 sao; hạng 1 sao có tổng điểm trung bình đạt dưới 30 điểm, là sản phẩm khởi điểm tham gia Chương trình OCOP, có thể nâng cấp lên hạng 2 sao.
Về quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP, công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia làm 3 cấp: Cấp huyện, cấp tỉnh và cấp trung ương; Giấy chứng nhận cho các sản phẩm OCOP đạt từ 3-5 sao có giá trị trong thời hạn 36 tháng kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền ban hành.
Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các Bộ: Công Thương, Khoa học và Công nghệ, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Y tế, các bộ, ngành liên quan và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hướng dẫn, triển khai Quyết định này.
Đối với các địa phương đã ban hành Bộ tiêu chí OCOP và tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh, kết quả đánh giá, phân hạng được bảo lưu đến hết ngày 31/12/2019.
Thông qua đối thoại, nhiều vướng mắc đã được cấp ủy, chính quyền huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) giải quyết kịp thời, tạo sự đồng thuận trong xã hội và củng cố niềm tin trong Nhân dân.
Ủy ban Pháp luật đã họp Phiên toàn thể để thẩm tra các tờ trình và đề án của Chính phủ về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 của các tỉnh, thành phố, trong đó có Hà Tĩnh.
Nâng cao chất lượng quy hoạch, đẩy nhanh tiến độ các công trình trọng điểm, quan tâm đến xây dựng hạ tầng đô thị là những nội dung cử tri TP Hà Tĩnh kiến nghị tới tổ đại biểu HĐND tỉnh.
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các cấp, ngành, địa phương quyết liệt thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đề ra, phấn đấu đạt và vượt toàn bộ 15/15 chỉ tiêu chủ yếu của năm 2024, tạo đà cho năm 2025.
Đại biểu Quốc hội Hà Tĩnh Phan Thị Nguyệt Thu góp ý nhằm hoàn thiện Nghị quyết hướng đến mục tiêu xử lý hiệu quả và kịp thời các tài sản, vật chứng trong quá trình tố tụng.
Tăng cường công tác tuyên truyền, giới thiệu và công khai, minh bạch trong thi tuyển, Hà Tĩnh đã vào cuộc mạnh mẽ và thu hút nhiều nhân tài về công tác trên địa bàn theo Nghị định 140 của Chính phủ.
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận tại tổ về chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy, dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo và dự án Luật Hóa chất.
Trong 193 năm, xã Sơn Bằng (Hương Sơn, Hà Tĩnh) luôn phát huy truyền thống yêu nước, phấn đấu vươn lên thành địa phương có nhiều điểm sáng trong các phong trào ở huyện Hương Sơn.
Đại biểu HĐND huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) khóa XX đã biểu quyết thông qua 3 nghị quyết liên quan đến điều chỉnh dự toán chi thường xuyên, kế hoạch vốn đầu tư công và chủ trương đầu tư dự án...
Với tinh thần trách nhiệm, thẳng thắn, dân chủ, ông Nguyễn Việt Hùng - Chủ tịch UBND huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) đã có buổi đối thoại với cán bộ đoàn thanh niên trên địa bàn.
Hưởng ứng đợt thi đua, cả hệ thống chính trị huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) tập trung hoàn thành toàn diện và vượt mức các mục tiêu, chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện đề ra.
Nghiên cứu hỗ trợ thêm xi măng, đẩy mạnh các mô hình khuyến nông, phát triển nông nghiệp hữu cơ... là những đề xuất được cử tri huyện Vũ Quang, Cẩm Xuyên gửi gắm tới tổ đại biểu HĐND tỉnh Hà Tĩnh.
Lãnh đạo cấp cao Việt Nam tin tưởng với sự ủng hộ mạnh mẽ của ông Donald Trump, quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ sẽ tiếp tục phát triển sâu rộng, hiệu quả, bền vững.
Lãnh đạo Hà Tĩnh yêu cầu các sở, ban, ngành, đoàn thể, cơ quan, đơn vị cấp tỉnh, các huyện, thành phố, thị xã quán triệt, phổ biến đầy đủ các nội dung quy định tại Nghị định số 138/2024/NĐ-CP.
Việc đề xuất các nhiệm vụ mua sắm tài sản, trang thiết bị; cải tạo, nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới hạng mục công trình trong các dự án đã đầu tư xây dựng của Hà Tĩnh phải trên cơ sở thiết thực, hiệu quả, tiết kiệm.
Tuần làm việc thứ 3 Kỳ họp thứ 8 (từ ngày 4-9/11), Quốc hội sẽ thảo luận về kinh tế - xã hội; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam; Luật Nhà giáo...
Thủ tướng giao Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo rà soát, đề xuất về biên chế ngành giáo dục và nghiên cứu rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định về quản lý biên chế, tiêu chuẩn viên chức.
Đồng chí Hoàng Trung Dũng - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh điều hành phiên thảo luận tổ gồm ĐBQH các tỉnh: Lai Châu, Cà Mau, Lâm Đồng, Hà Tĩnh.
Việc chấp hành quy định của pháp luật về trật tự ATGT khi tham gia giao thông của một bộ phận người điều khiển phương tiện trên địa bàn Hà Tĩnh vẫn chưa nghiêm, thậm chí có hành vi không chuẩn mực.
Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, việc sửa đổi nhằm giải quyết các khó khăn, vướng mắc cấp thiết trong thực tiễn triển khai liên quan đến công tác quy hoạch, đầu tư và đấu thầu.
Giai đoạn 2019-2021, Hà Tĩnh sắp xếp 80 đơn vị hành chính cấp xã với số lượng cán bộ, công chức dôi dư khá đông. Bằng nhiều giải pháp đồng bộ và lộ trình cụ thể, tỉnh đang thực hiện hiệu quả nội dung này.
Đồng chí Hoàng Trung Dũng - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh điều hành phiên thảo luận tổ 16 gồm ĐBQH các tỉnh: Lai Châu, Cà Mau, Lâm Đồng, Hà Tĩnh.
Trung tướng Hà Thọ Bình - Tư lệnh Quân khu 4 và các ĐBQH đoàn Hà Tĩnh đóng góp ý kiến nhằm hoàn thiện Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam.