Bộ Y tế đang khẩn trương hình thành 3 - 6 trung tâm dự trữ thuốc hiếm

Để đảm bảo nguồn cung thuốc hiếm, thuốc hạn chế nguồn cung phục vụ nhu cầu điều trị cho người bệnh, Bộ Y tế đang nỗ lực khẩn trương hình thành 3 - 6 trung tâm dự trữ thuốc hiếm trên toàn quốc theo chỉ đạo của Thủ tướng.

Ông Lê Việt Dũng – Phó Cục trưởng Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế cho biết: Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế đã và đang khẩn trương triển khai thành việc hình thành các trung tâm dự trữ thuốc hiếm , thuốc hạn chế nguồn cung với dự kiến hình thành 3-6 trung tâm trên cả nước.

Số lượng danh mục các thuốc dữ trữ khoảng từ 15-20 loại và botulinum cũng là 1 trong các loại thuốc nằm trong danh mục các thuốc này.

Phó Cục trưởng Lê Việt Dũng cho biết thêm, Cục Quản lý Dược cũng đang họp với Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nghiên cứu về cơ chế tồn trữ của WHO, và làm sao để có sự liên thông giữa việc tồn trữ thuốc hiếm, thuốc ít nguồn cung ở Việt Nam cũng như các nước xung quanh khu vực, cũng như các kho của WHO.

Bộ Y tế đang khẩn trương hình thành 3 - 6 trung tâm dự trữ thuốc hiếm

BSCKII Đỗ Thị Ngọc Khánh - Phó trưởng khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy đang thăm khám và thực hiện y lệnh đối với bệnh nhân ngộ độc botulinum. Ảnh: BVCC

Chuyên gia cũng cho hay, hiện nay, căn cứ pháp lý về thuốc hiếm cơ bản đã đầy đủ, do đó Cục Quản lý dược đã có những văn bản đề nghị các cơ sở khám chữa bệnh trên cả nước cần chủ động trong công tác xây dựng nhu cầu, dự báo tình hình dịch bệnh, cũng như dự trù số lượng cần thiết và mua sắm thuốc đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu điều trị, đặc biệt với các thuốc hiếm.

Liên quan đến việc điều trị 2 bệnh nhân - là anh em ruột (26 tuổi và 18 tuổi, ngụ TP Thủ Đức) bị ngộ độc botulinum đang điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy, TP Hồ Chí Minh, cuối giờ chiều 26/5, BSCKII Đỗ Thị Ngọc Khánh - Phó trưởng khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy cập nhật thông tin về tình trạng sức khỏe hiện tại của 2 trường hợp này.

Theo BS Khánh, hôm nay là ngày thứ 14 của hai bệnh nhân từ khi ngộ độc botulinum. Các bác sĩ đang cố gắng dùng những phương pháp điều trị tích cực để phòng ngừa những biến cố sau đó và ngăn chặn những diễn tiến bệnh có khả năng xấu hơn.

Về tình trạng sức khỏe của người em, ngay khi nhập viện, bệnh nhân đã bị liệt cơ, sức cơ là 1/5, đến hiện tại chưa có sự cải thiện và hồi phục.

Riêng bệnh nhân là người anh, ngay từ thời điểm đầu, bệnh nhân nhập viện trong tình trạng khá hơn người em. Tuy nhiên, sau 14 ngày điều trị, tình trạng liệt cơ không tiến triển. Hiện tại sức cơ tứ chi của người anh là 2/5 đến 3/5.

Đến thời điểm này, hai bệnh nhân ngộ độc botulinum trên vẫn nằm ở phòng Hồi sức tích cực của Khoa Bệnh Nhiệt đới. Các bác sĩ tiên lượng dè dặt khả năng diễn tiến của hai bệnh nhân.

Cũng liên quan đến công tác điều trị 3 bệnh nhi bị ngộ độc botulinum khác, trước đó, tối 25/5, Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP Hồ Chí Minh) cho biết có một trẻ chuẩn bị được xuất viện.

Theo SK&ĐS

Đọc thêm

“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

Thời gian qua, với nhiều hoạt động tích cực trong tuyên truyền KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe sinh sản, Hội KHHGĐ Hà Tĩnh được coi là cánh tay nối dài của các cơ quan triển khai thực hiện chính sách dân số.
Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình đã tồn tại 3 logo. Do chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển cần sáng tác logo mới thay thế logo về dân số và kế hoạch hóa gia đình.
 Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Trước hiện tượng 25 trẻ trong một xã ở Hà Tĩnh mắc sốt phát ban nghi sởi; trong đó, 10 bệnh nhân dương tính với vi rút sởi; các cơ quan chức năng đã vào cuộc không để bệnh lây lan.