Bộ Y tế hướng dẫn tiêm vitamin K để phòng tránh xuất huyết não, màng não cho trẻ sơ sinh

Chỉ trong vòng vài ngày, Bệnh viện Nhi Trung ương đã tiếp nhận đến 3 trẻ sơ sinh bị xuất huyết não vì thiếu vitamin .

Ông Nguyễn Đức Vinh, Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em (Bộ Y tế) đã kí công văn số 7067/BYT-BM-TE gửi đến Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố, Giám đốc các Bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, Thủ trưởng các đơn vị Cục Quân Y, Bộ Quốc Phòng, Cục Y tế, Bộ Công an và giám đốc các bệnh viện trực thuộc Bộ, ngành chỉ đạo các đơn vị có triển khai dịch vụ đỡ đẻ (kể cả bệnh viện ngoài công lập) thực hiện nghiêm túc việc tiêm vitamin K cho trẻ sơ sinh theo đúng hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản đã được Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt.

bo y te huong dan tiem vitamin k de phong tranh xuat huyet nao mang nao cho tre so sinh

Cả 3 bệnh nhi mới hơn 1 tháng tuổi đều bị xuất huyết não vì thiếu vitamin K được điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương

Việc tiêm vitamin K cho trẻ sơ sinh nhằm để phòng tránh xuất huyết não, màng não ở trẻ sơ sinh.

Công văn của Bộ Y tế cho biết, qua theo dõi, giám sát tại địa phương cũng như qua báo cáo của một số đơn vị, Bộ Y tế nhận thấy một số cơ sở y tế chưa thực hiện nghiêm túc việc tiêm vitamin K1 cho trẻ sơ sinh ngay sau sinh, sau mổ lấy thai dẫn đến hậu quả một số trẻ bị xuất huyết não, màng não do thiếu vitamin K.

Theo đó, Bộ Y tế hướng dẫn cụ thể, với trẻ em trên 1.500 gram liều tiêm bắp 1mg vitamin K1; Đối với trẻ dưới hoặc bằng 1500 gram liều tiêm bắp 0,5% mg vitamin K1 và việc tiêm vitamin K1 thực hiện ngay sau khi trẻ được chăm sóc thiết yếu sau đẻ/mổ lấy thai.

Liên quan đến vấn đề tiêm vitamin K cho trẻ, mới đây, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, trong vòng vài ngày đã tiếp nhận đến 3 trẻ sơ sinh bị xuất huyết não vì thiếu vitamin K. Theo TS.BS Đặng Ánh Dương, phó trưởng khoa Hồi sức Ngoại – Bệnh viện Nhi Trung ương, 3 cháu bé trên (ở các tỉnh Vĩnh Phúc, Nam Định, Hà Nam) đều mới hơn 1 tháng tuổi, cùng nhập viện trong tình trạng hôn mê, li bì. Trẻ đã được làm các xét nghiệm chẩn đoán với kết quả là xuất huyết do giảm tỷ lệ prothrombin trong máu. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do thiếu vitamin K.

Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, sau khi được truyền các chế phẩm máu để cầm máu, ngăn chặn chảy máu màng não và ổn định chức năng sống như hô hấp, tuần hoàn…, các bác sĩ đã tiến hành phẫu thuật lấy máu tụ cho 3 bệnh nhi.

BS Dương cho biết, theo nghiên cứu, 90% trẻ xuất huyết não do thiếu vitamin K thường xảy ra vào lúc 30-40 ngày tuổi, mà nguyên nhân là do thiếu vitamin K. Các trẻ bị xuất huyết não dù được điều trị tích cực nhưng tỉ lệ tử vong hoặc để lại di chứng vẫn còn cao (tỉ lệ tử vong là 25-40%, di chứng là 40-50%). Các di chứng hay gặp nhất gồm có: teo não, não úng thủy, não bé, động kinh, bại não hoặc dị tật về phát triển tâm thần vận động.

bo y te huong dan tiem vitamin k de phong tranh xuat huyet nao mang nao cho tre so sinh

Theo Bộ Y tế việc tiêm vitamin K cho trẻ sơ sinh nhằm phòng tránh xuất huyết não, màng não ở trẻ sơ sinh

Do đó để phòng bệnh, trẻ cần được cung cấp vitamin K ngay sau sinh theo 2 phương pháp: tiêm (bắp) hoặc uống. Tiêm cho tất cả trẻ mới sinh một mũi vitamin K1: 1mg, hoặc vitamin K3: 2mg. Cho tất cả trẻ mới sinh uống vitamin K1 2mg, 3 lần. Lần một: sau khi sinh, lần hai: 7 ngày tuổi và lần ba: 1 tháng tuổi.

“Trên thế giới ghi nhận, nếu trẻ được dùng vitamin K với chiến lược tốt thì tỉ lệ xuất huyết não chỉ là 0,25/100.000 trẻ đẻ sống” – BS Dương nhấn mạnh.

Theo Thái Bình/SK&ĐS

Đọc thêm

“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

Thời gian qua, với nhiều hoạt động tích cực trong tuyên truyền KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe sinh sản, Hội KHHGĐ Hà Tĩnh được coi là cánh tay nối dài của các cơ quan triển khai thực hiện chính sách dân số.
Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình đã tồn tại 3 logo. Do chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển cần sáng tác logo mới thay thế logo về dân số và kế hoạch hóa gia đình.
 Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Trước hiện tượng 25 trẻ trong một xã ở Hà Tĩnh mắc sốt phát ban nghi sởi; trong đó, 10 bệnh nhân dương tính với vi rút sởi; các cơ quan chức năng đã vào cuộc không để bệnh lây lan.