Bộ Y tế: Không tổ chức buổi tiêm vaccine uốn ván- bạch hầu cùng đợt với tiêm vaccine phòng COVID-19

Đối tượng tiêm bổ sung vaccine uốn ván- bạch hầu giảm liều (Td) là tất cả học sinh lớp 2 trong trường học và trẻ 7 tuổi không đi học tại cộng đồng ở vùng nguy cơ cao. Bộ Y tế lưu ý không tổ chức buổi tiêm vaccine Td cùng đợt với tiêm vaccin phòng COVID-19...

Bộ Y tế vừa phê duyệt kế hoạch tiêm bổ sung vaccine uốn ván- bạch hầu giảm liều (Td) năm 2022 tại 32 tỉnh, thành phố.

Theo Bộ Y tế, trong các năm 2004-2012 bệnh bạch hầu cơ bản được không chế ở Việt Nam với số ca mắc trung bình hàng năm là 21 trường hợp.

Tuy nhiên, giai đoạn 2013-2020 đã ghi nhận các ổ dịch bạch hầu xảy ra rải rác ở một số địa phương. Năm 2013, dịch bạch hầu xảy ra ở tỉnh Gia Lai với 7 trường hợp mắc và dịch tiếp tục xuất hiện trong năm 2014 với 10 trường hợp mắc, năm 2015 có 9 trường hợp mắc.

Bộ Y tế: Không tổ chức buổi tiêm vaccine uốn ván- bạch hầu cùng đợt với tiêm vaccine phòng COVID-19

Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm bạch hầu tại thôn 7, xã Cư Króa, huyện M’Đrăk, tỉnh Đăk Lăk Ảnh: Hà Văn Đạo

Năm 2016 ghi nhận dịch bạch hầu tại tỉnh Bình Phước và Kon Tum.

Năm 2019 có 7 tỉnh báo cáo 53 trường hợp mắc bạch hầu, trong đó dịch xảy ra tại 4 tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Đắk Lắk và Kon Tum.

Năm 2020 ghi nhận 237 ca bạch hầu tại 10 tỉnh của 3 khu vực, trong đó có các ổ dịch tại 4 tỉnh khu vực Tây Nguyên.

Mặc dù số mắc bạch hầu năm 2021 đã giảm song nguy cơ dịch bệnh quay trở lại là hiện hữu trong tình hình tỷ lệ tiêm chủng vaccin DPT-VGB-Hib và DPT4 tại nhiều tỉnh đạt thấp do ảnh hưởng của dịch COVID-19.

Các trường hợp mắc bạch hầu được ghi nhận chủ yếu ở nhóm trẻ lớn (trên 10 tuổi) chiếm 67,8%, tiếp theo là trẻ 5-9 tuổi (20,5%), 1-4 tuổi (8,8%). Hầu hết các trường hợp chưa được tiêm vaccine phòng bệnh hoặc không rõ tiền sử tiêm chủng (69,3%). Ghi nhận 19,5% trường hợp tiêm chủng chưa đủ mũi và 11,26 đã tiêm đủ 4 mũi vẫn mắc bạch hầu.

Về bệnh uốn ván, Bộ Y tế cho biết theo báo cáo của các địa phương hàng năm Việt Nam vẫn ghi nhận hàng trăm trường hợp mắc uốn ván ở trẻ em và người lớn. Cụ thể, trong năm 2020 ghi nhận 320 ca mắc tại 28 tỉnh/TP của cả 4 khu vực và năm 2021 có 182 ca mắc tại 25 tinh/Thành phố.

Qua theo dõi tại các địa phương cho thấy triển khai vaccine uốn ván- bạch hầu giảm liều (Td) cho trẻ 7 tuổi có nhiều thuận lợi, triển khai tiêm chủng vaccine tại các trường học, hoạt động tiêm chủng vaccine Td được sự phối hợp, hỗ trợ các thầy cô giáo.

Hoạt động tiêm chủng đã được triển khai an toàn, không ghi nhận trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng. Kết quả triển khai liên tục vaccine Td trong 2 năm (2019, 2020) và tổ chức chiến dịch tại các tỉnh khu vực Tây Nguyên đã giúp từng bước khống chế được dịch bạch hầu, giảm số mắc và tử vong.

Trong năm 2021 chỉ ghi nhận 6 ca bạch hầu. Tuy nhiên, trong số đó có chùm 5 ca bệnh tại huyện Kỳ Sơn (tỉnh Nghệ An) và 1 trường hợp tại Gia Lai. Đồng thời vẫn ghi nhận tình trạng mắc uốn vẫn ở trẻ em và người lớn với số mắc hàng trăm ca mỗi năm, tiếp tục ghi nhận các trường hợp uốn ván sơ sinh.

Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng cho biết trong năm 2021 do ảnh hưởng của dịch COVID-19 , tỷ lệ tiêm chủng các vaccine trong tiêm chủng mở rộng giảm bao gồm vaccine có thành phần bạch hầu, họ gả, uốn ván. Cụ thể, tỷ lệ tiêm vaccine DPT-VGB-Hib cho trẻ em dưới 1 tuổi là 83,2% và DPT4 cho trẻ 18-24 tháng là 82,7%.

Vì vậy, theo Bộ Y tế để tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh bạch hầu, uốn ván trong cộng đồng, chủ động phòng ngừa dịch bệnh, việc tiếp tục duy trì triển khai vaccine Td cho trẻ 7 tuổi tại các địa bàn nguy cơ là hết sức cần thiết. Đồng thời cần mở rộng diện triển khai vaccine này qua các năm, việc tổ chức tiêm chủng này cũng phù hợp với khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới về việc triển khai vaccine Td cho trẻ lớn.

Đối tượng tiêm là tất cả học sinh lớp 2 trong trường học và trẻ 7 tuổi không đi học tại cộng đồng ở vùng nguy cơ cao sẽ được tiêm 1 mũi vaccine Td.

Bộ Y tế lưu ý không tiêm vaccine Td cho những đối tượng đã đực tiêm vaccine có chứa thành phần uốn ván hoặc bạch hầu trong vòng 1 tháng trước ngày tiêm. Không tổ chức buổi tiêm chủng vaccine Td cùng đợt với vaccine COVID-19 cho trẻ 7 tuổi tại địa phương, khoảng cách giữa mũi tiêm vaccine Td và vaccine COVID-19 là 14 ngày.

Tại hội nghị sơ kết công tác tiêm chủng mở rộng năm 2021 và triển khai Kế hoạch năm 2022 của các tỉnh khu vực miền Bắc vừa diễn ra cuối tháng 4/2022, PGS.TS Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh năm 2022 tiếp tục triển khai công tác tiêm chủng mở rộng trong bối cảnh dịch COVID-19 chưa kết thúc, để có thể bảo vệ được các thành quả đã đạt được cần tăng cường công tác tiêm chủng thường xuyên, tổ chức các chiến dịch tiêm bổ sung các vaccine có tỷ lệ tiêm chủng thấp như vaccine bại liệt, vaccine sởi-rubella, vaccine uốn ván – bạch hầu hấp phụ (Td) để phòng bệnh bạch hầu…

Theo SK&ĐS

Đọc thêm

“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

Thời gian qua, với nhiều hoạt động tích cực trong tuyên truyền KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe sinh sản, Hội KHHGĐ Hà Tĩnh được coi là cánh tay nối dài của các cơ quan triển khai thực hiện chính sách dân số.
Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình đã tồn tại 3 logo. Do chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển cần sáng tác logo mới thay thế logo về dân số và kế hoạch hóa gia đình.
 Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Trước hiện tượng 25 trẻ trong một xã ở Hà Tĩnh mắc sốt phát ban nghi sởi; trong đó, 10 bệnh nhân dương tính với vi rút sởi; các cơ quan chức năng đã vào cuộc không để bệnh lây lan.