Các địa phương lên kế hoạch tiêm nhắc lại mũi 3 vaccine COVID-19

Bộ trưởng Bộ Y tế yêu cầu các địa phương đẩy nhanh tiêm vaccine mũi 1 và bao phủ vaccine cho người từ 65 tuổi và từ 50 tuổi để bảo vệ đối tượng này trước nguy cơ dịch bệnh.

Các địa phương lên kế hoạch tiêm nhắc lại mũi 3 vaccine COVID-19

Tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân. (Ảnh: Trung Kiên/TTXVN)

Bộ Y tế vừa có văn bản đề nghị ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố rà soát nhu cầu vaccine COVID-19 để tiêm cho người dân.

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, để có cơ sở cho việc phân bổ vaccine COVID-19 trong tháng 11-12 và xây dựng kế hoạch tiêm chủng năm 2022, Bộ Y tế đề nghị ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố rà soát, thống kê số lượng trẻ em trên địa bàn theo các nhóm tuổi: 3-11 tuổi, 12-15 tuổi, 16-17 tuổi và đề xuất nhu cầu sử dụng ủy ban nhân dân cho những nhóm tuổi này.

Các địa phương đồng thời xây dựng kế hoạch sử dụng vaccine COVID-19 năm 2022 cho trẻ từ 3 tuổi trở lên và người lớn; trong đó bao gồm việc tiêm nhắc lại mũi 3 , mũi 4 cho người đã tiêm đủ liều.

Bộ trưởng Bộ Y tế yêu cầu các địa phương đẩy nhanh tiêm vaccine mũi 1 và bao phủ vaccine cho người từ 65 tuổi và từ 50 tuổi để bảo vệ đối tượng này trước nguy cơ dịch bệnh đồng thời giảm nguy cơ tử vong nếu không may mắc bệnh theo đúng tinh thần Nghị quyết 128 của Chính phủ và Quyết định 4800 của Bộ Y tế.

Theo Bộ Y tế, từ nay đến cuối năm 2021, lượng vaccine phòng COVID-19 sẽ về nhiều, do đó các địa phương cần chuẩn bị sẵn sàng nhân lực, cơ sở vật chất và các điều kiện cần thiết để tăng tốc tiêm chủng nhằm tăng nhanh diện bao phủ vaccine, kiểm soát tình hình dịch bệnh trong thời gian sớm nhất.

Bộ Y tế đề nghị các địa phương đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng bao phủ vaccine mũi 1 và bao phủ vaccine cho người từ 65 tuổi và từ 50 tuổi để bảo vệ đối tượng này trước nguy cơ dịch bệnh.

Các cơ sở tiêm chủng sử dụng ứng dụng nền tảng Sổ sức khỏe điện tử để quản lý và theo dõi tiến độ tiêm chủng; cập nhật, hoàn thiện ứng dụng PC-Covid, bảo đảm an toàn, an ninh thông tin của người dân.

Đến trưa 1/11, Việt Nam đã tiêm chủng hơn 82 triệu liều vaccine phòng COVID-19, trong đó khoảng 24,5 triệu người đã tiêm đủ 2 liều vaccine. Tỷ lệ tiêm ít nhất 1 liều vaccine là 78,5% và tỷ lệ tiêm đủ 2 liều vaccine là hơn 33,1% dân số từ 18 tuổi trở lên.

Kể từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 921.122 ca mắc COVID-19, đứng thứ 40/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 152/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 9.352 ca nhiễm). Tính đến hết ngày 31/10, đã có 817.517 bệnh nhân COVID-19 đã được công bố khỏi bệnh.

Có 13 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Ninh Bình, Lạng Sơn, Sơn La, Yên Bái, Lai Châu, Hải Phòng, Tuyên Quang, Thái Bình, Hưng Yên, Điện Biên, Thái Nguyên, Hòa Bình, Bắc Kạn.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Thành phố Hồ Chí Minh (431.101), Bình Dương (232.386), Đồng Nai (65.091), Long An (34.738), Tiền Giang (16.422).

Theo T.G (Vietnam+)

Đọc thêm

“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

Thời gian qua, với nhiều hoạt động tích cực trong tuyên truyền KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe sinh sản, Hội KHHGĐ Hà Tĩnh được coi là cánh tay nối dài của các cơ quan triển khai thực hiện chính sách dân số.
Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình đã tồn tại 3 logo. Do chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển cần sáng tác logo mới thay thế logo về dân số và kế hoạch hóa gia đình.
 Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Trước hiện tượng 25 trẻ trong một xã ở Hà Tĩnh mắc sốt phát ban nghi sởi; trong đó, 10 bệnh nhân dương tính với vi rút sởi; các cơ quan chức năng đã vào cuộc không để bệnh lây lan.