Các tổ lưới rùng của ngư dân Thịnh Lộc vào mùa khai thác hải sản

(Baohatinh.vn) - Thời tiết nắng ấm, sóng biển êm, các loại hải sản vào vùng gần bờ tìm thức ăn nhiều, các ngư dân ở xã Thịnh Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) hối hả bủa lưới rùng đánh bắt.

Video: Tổ lưới rùng do anh Dương Thanh làm chủ đánh bắt cá ven bờ.

Thời tiết đẹp, 15 thành viên (12 tay kéo và 3 người hỗ trợ) của tổ lưới rùng do anh Dương Thanh ở thôn Yên Điềm (xã Thịnh Lộc) làm chủ đã hoạt động tích cực. Từ sáng sớm đến chiều muộn, các thành viên trong tổ liên tục thực hiện 5 đợt kéo lưới, mỗi chuyến phải từ 90 - 120 phút. Kết quả, họ thu về khoảng 1 tạ hải sản các loại. Đó cũng là ngày “trúng đậm” nhất trong 5 ngày gần đây.

Anh Dương Thanh chia sẻ: “Hôm nay may mắn nên chúng tôi được nhiều cá đù, hơn 1 kg tôm he, 3 kg cá chim loại nhỏ và khoảng 60 kg các loại cá tạp khác. Hải sản đánh bắt xong được tiểu thương mua hết ngay tại bãi biển, thu về gần 12 triệu đồng. Dù rất mệt nhọc nhưng ai nấy đều phấn khởi vì hôm nay các lao động chính đã nhận được 800 nghìn đồng, các lao động phụ hơn 400 nghìn đồng”.

Các tổ lưới rùng của ngư dân Thịnh Lộc vào mùa khai thác hải sản

Những mẻ cá tươi ngon là thành quả làm việc trong hơn 90 phút của 12 lao động do anh Thanh chỉ đạo.

Các tổ lưới rùng khác của người dân Thịnh Lộc cũng đang hối hả vào vụ sản xuất. Những ngày này, dọc theo bãi biển dài 12 km từ giáp huyện Nghi Xuân đến Thạch Kim không khí lúc nào cũng nhộn nhịp. Theo sát bước chân ngư dân, tiểu thương thường có mặt trên bờ để thu mua hải sản.

Các tổ lưới rùng của ngư dân Thịnh Lộc vào mùa khai thác hải sản

Những mớ cá đù tươi ngon vừa được kéo lên ở bãi biển Lộc Hà.

Anh Hoàng Công Đành (tổ trưởng một tổ lưới rùng ở thôn Nam Sơn) chia sẻ: “Năm nay mới đầu vụ nên lượng đánh bắt chưa nhiều, chưa đánh được những loài có giá trị cao và chưa bắt được hải sản cỡ lớn.

Hiện nay, bình quân mỗi ngày bà con kiếm được khoảng 400- 500 nghìn đồng, thời gian tới, chắc chắn sẽ có nguồn thu khá hơn. Năm ngoái, vào thời điểm chính vụ, tổ chúng tôi có nhiều bữa đánh được 200 – 250 kg cá mỗi ngày, thu về 25 - 30 triệu đồng/ngày, mỗi lao động có nguồn thu khoảng 1,8 triệu đồng/ngày”.

Các tổ lưới rùng của ngư dân Thịnh Lộc vào mùa khai thác hải sản

Những mẻ lưới đầy cá của tổ anh Hoàng Công Đành ở thôn Nam Sơn.

Kéo lưới rùng là nghề truyền thống do cha ông truyền lại ở Thịnh Lộc, dùng để khai thác các loại cá, tôm, cua, mực, ghẹ vào kiếm ăn ở vùng nước nông.

Dù sản xuất thô sơ, lao động vất vả nhưng bà con nơi đây vẫn bám nghề vì ít phải đối mặt với rủi ro, cho thu nhập bình quân cả vụ khoảng 800 nghìn đến 1,2 triệu đồng/ngày. Nghề này chi phí thấp, thường chỉ đầu tư 1 thuyền nhỏ chèo tay, 1 tấm lưới cước có chiều cao 4,5m và chiều dài hơn 1.500m, 4.000 - 5.000m dây thừng, 24 bộ đai quấn quanh người.

Các tổ lưới rùng của ngư dân Thịnh Lộc vào mùa khai thác hải sản

Nhóm ngư dân của tổ lưới ông Dương Nuôi gỡ cá còn vướng trong lưới sau mỗi đợt kéo.

Ông Dương Nuôi (chủ một tổ lưới rùng ở thôn Yên Điềm) chia sẻ: “Do điều kiện đầu tư vào sản xuất của chúng tôi hiện đang gặp khó khăn nên bà con trong vùng vẫn xem lưới rùng là một trong những phương thức đánh bắt chính, là nghề truyền thống cần phải giữ gìn. Đến mùa, các tổ lại tập trung sửa sang, vá lưới, chuẩn bị ngư cụ để hành nghề.

Cứ mỗi sáng mai là mọi người ra biển bủa lưới, quấn đai quanh thắt lưng, mặt hướng ra biển rồi kéo lưới vào bờ. Ngoài kiếm thu nhập, các loại hải sản đánh được cũng giúp cải thiện bữa ăn thường ngày”.

Các tổ lưới rùng của ngư dân Thịnh Lộc vào mùa khai thác hải sản

Những con cá tươi ngon được tiểu thương ra tận bãi biển mua để mang đến các khu chợ.

Ông Nguyễn Văn Thành – Chủ tịch Hội Nông dân xã Thịnh Lộc cho biết: “Trên địa bàn xã Thịnh Lộc hiện có 6 tổ lưới rùng ở các thôn ven biển như: Nam Sơn, Yên Định, Hòa Bình và Yên Điềm. Thời gian đánh bắt của các tổ từ tháng 2 đến tháng 5 âm lịch hằng năm.

Mỗi tổ lưới chỉ có khoảng 15 lao động (12 người chính, 3 người phụ) nhưng mỗi vụ có thể đánh bắt được 120 tấn hải sản các loại mang về nguồn thu lớn cho bà con. Năm nay, thời tiết cơ bản thuận lợi, đầu vụ hải sản vào nhiều hơn những năm trước nên bà con đang phấn đấu tăng sản lượng đánh bắt so với các năm”.

Chủ đề Đánh bắt - Nuôi trồng thủy hải sản

Đọc thêm

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.
Bình yên xã nông thôn mới bên sông Ngàn Phố

Bình yên xã nông thôn mới bên sông Ngàn Phố

Bằng những việc làm cụ thể, cán bộ và Nhân dân xã Sơn Giang (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã, đang chung sức, đồng lòng “vẽ” nên bức tranh nông thôn mới đa sắc, kinh tế phát triển, làng quê bình yên...
Giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh

Giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh

Căn cứ theo các quy định, xét đề nghị của Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh và Sở Nội vụ, Chủ tịch UBND tỉnh quyết định giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh.