Thời điểm này, trên những sườn đồi ở huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh), người trồng cam bù bắt đầu bước vào vụ thu hoạch. Năm nay, cam được mùa, được giá nên bà con ai cũng phấn khởi.
Khởi nghiệp từ sản vật quê hương, nhiều thanh niên Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã bước đầu gặt hái thành công, góp phần phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới tại địa phương.
Từ một gia đình khó khăn nhưng bằng bàn tay yêu lao động, vợ chồng bà Lâm Thị Mai (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã gây dựng được trang trại tổng hợp cho thu nhập gần 1 tỷ đồng mỗi năm.
Được rèn giũa bản lĩnh từ trong quân ngũ, khi trở về với cuộc sống đời thường, cựu chiến binh Nguyễn Văn Thắng (SN 1958, ở thôn 9, xã Sơn Trường, huyện Hương Sơn - Hà Tĩnh) tiếp tục xông pha trên “trận tuyến” mới, trở thành tấm gương tiêu biểu trong lao động sản xuất.
Với tinh thần đoàn kết, quyết tâm cao của Đảng bộ và Nhân dân huyện nhà, Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã khai thác được những giá trị riêng biệt của vùng “núi thơm”, giành nhiều kết quả quan trọng để vững bước trên hành trình đạt chuẩn huyện NTM…
Nắm bắt được nhu cầu của khách hàng dịp tết tăng cao, thời điểm này, các siêu thị, cửa hàng hoa quả sạch trên địa bàn TP Hà Tĩnh đã “tung” ra thị trường nhiều giỏ quà tặng đẹp mắt, mẫu mã đa dạng, để thu hút người mua.
Thuở còn thơ bé, tôi được mẹ kể rằng, bà ngoại tôi trước khi mất chỉ thèm ăn một múi cam bù. Câu chuyện ấy theo tôi suốt một thời thơ ấu, lòng luôn nghĩ suy về những gắn bó giữa đất với người.
Tại buổi làm việc với huyện Hương Sơn vào chiều 25/11, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải mong muốn địa phương tiếp tục thu hút đầu tư phát triển đa dạng các ngành công nghiệp, loại hình dịch vụ, du lịch...
Huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) cần tiếp tục khai thác tiềm năng thế mạnh của huyện về vườn, đồi, rừng; phát huy lợi thế đường 8, đường Hồ Chí Minh để thu hút đầu tư cụm công nghiệp, các loại hình dịch vụ, du lịch...
Thời điểm này, người dân trồng cam bù tại huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đang tích cực dọn cỏ, bón phân, dưỡng quả… để chờ đón vụ mùa bội thu vào dịp Tết Nguyên đán 2022.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh bày tỏ vui mừng khi chất lượng cam của Hà Tĩnh rất tốt, hương vị đậm đà. Điều này cho thấy bà con đã tuân thủ quy trình kỹ thuật trong công tác trồng và chăm sóc cây. Đặc biệt, đa số người dân đã chú trọng cân đối việc sử dụng phân hữu cơ và phân vô cơ sản xuất khá phù hợp.
Nông dân Hương Sơn đã hoàn thành các công tác giằng néo, chống đỡ cành, bảo vệ quả cho những vườn cam bù trước dự báo cơn bão số 8 có thể gây ảnh hưởng đến Hà Tĩnh.
Không phải là địa giới trên bản đồ hành chính nhưng từ nhiều thế kỷ nay, với người Hương Sơn (Hà Tĩnh), Linh Cảm chính là “cột mốc” để từ đó xác định “biên giới” của quê nhà, của những chuyến đi xa, của những chuyến trở về…
Cam bù, nhung hươu là món quà giá trị mà thiên nhiên đã ban tặng cho vùng đất Hương Sơn. Tuy nhiên, để những đặc sản riêng có này tương xứng với tiềm năng cần phải nâng cao chất lượng sản phẩm và ổn định thị trường đầu ra, “4 nhà” cùng vào cuộc.
Cam bù và nhung hươu của Hương Sơn (Hà Tĩnh) từ bao đời nay đã trở thành đặc sản, sản phẩm chủ lực của địa phương… Tiếc rằng, thị trường tiêu thụ các sản phẩm này hiện vẫn quẩn quanh trên “sân nhà” và phụ thuộc hoàn toàn vào thương lái.
Khu du lịch sinh thái Hải Thượng, suối nước nóng Sơn Kim hay các trung tâm vui chơi, giải trí khác ở Hương Sơn (Hà Tĩnh)... luôn là chỗ dừng chân lý tưởng của du khách gần xa. Đây cũng là điểm nhấn, tạo nên “bức tranh” thương mại, dịch vụ, du lịch đa sắc trên miền sơn cước.
Những quả cam bù chín vàng, mọng nước mang vị ngọt thanh đặc trưng là thứ quả có giá trị kinh tế cao của miền núi thơm Hương Sơn (Hà Tĩnh) mỗi dịp tết đến xuân về.
Cam bù Hương Sơn (Hà Tĩnh) đang bắt đầu chín đỏ, dần cho thu hoạch. Những quả cam nức tiếng mọng nước, có vị thanh ngọt đậm đà hứa hẹn một mùa bội thu cho người dân miền núi thơm.
Cùng với các vùng trồng cam “có tiếng” trên địa bàn Hà Tĩnh, nhiều sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu khác như mật ong, giò me, nước mắm, trầm hương, trầm cảnh… cũng đang được các đơn vị “rục rịch” chuẩn bị để tham gia Lễ hội Cam và các sản phẩm nông nghiệp lần thứ 3 sẽ diễn ra từ ngày 21 - 23/12.
Bà Uông Thị Kim Yến - Trưởng phòng NN&PTNT huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) cho biết, năng suất cam trên địa bàn huyện năm nay đạt hơn 15 tấn/ha, sản lượng khoảng 15.024 tấn và hiện đã bắt đầu thu hoạch lứa cam chanh.
Khi bạn đến một vùng đất, điều khiến bạn nhớ nhất là gì? Tôi đã đem câu hỏi ấy đặt vào suy nghĩ của mình trong rất nhiều chuyến đi. Và bao giờ cũng thế, câu trả lời chính là đặc sản bởi đó là đặc trưng văn hóa, khí hậu của vùng đất đó. Cũng giống như quê hương Hà Tĩnh, có rất nhiều đặc sản để thương, để nhớ trong lòng người tứ xứ.
Đến thời điểm hiện tại, Hà Tĩnh có 11 sản phẩm đặc sản được đăng ký bảo hộ độc quyền trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Kết quả này đã đưa Hà Tĩnh trở thành tỉnh đứng đầu của khu vực Bắc Trung Bộ về đăng ký, khai thác tài sản trí tuệ cho các sản phẩm của địa phương.
Trên hành trình triển khai đề án “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), huyện miền núi Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã và đang xây dựng, phát triển một số sản phẩm chủ lực nổi tiếng của địa phương như: Nhung hươu, cam bù, mật ong… nhằm tạo sự bứt phá, gia tăng giá trị.
Theo kế hoạch vừa được UBND tỉnh Hà Tĩnh ban hành, mục đích của việc bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Hà Tĩnh năm 2019 nhằm tiếp tục phát hiện và tôn vinh các sản phẩm chất lượng, giá trị sử dụng cao, có tiềm năng phát triển sản xuất, mở rộng thị trường, đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng trong tỉnh, trong nước và nước ngoài.