Cẩm Xuyên được mùa lúa xuân lớn nhất từ trước đến nay

(Baohatinh.vn) - Theo đánh giá của huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh), vụ xuân năm 2021 là vụ mùa thắng lợi nhất từ trước đến nay của địa phương.

Chiều ngày 18/5, UBND huyện Cẩm Xuyên tổ chức hội nghị tổng kết công tác nhiệm vụ phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) năm 2020, nhiệm vụ năm 2021 và triển khai đề án sản xuất vụ hè thu năm 2021.

Cẩm Xuyên được mùa lúa xuân lớn nhất từ trước đến nay

Toàn cảnh hội nghị.

Vụ xuân năm 2021, toàn huyện Cẩm Xuyên gieo cấy 9.500 ha lúa. Thời điểm này, Cẩm Xuyên đã thu hoạch được 8.400 ha (đạt 88,4% diện tích). Dự kiến đến ngày 20/5, toàn huyện sẽ thu hoạch xong lúa vụ xuân 2021.

Theo đánh giá, năng suất lúa vụ xuân năm 2021 bình quân đạt 60,5 tạ/ha (tăng 7,52 tạ so với cùng kỳ), sản lượng ước đạt 57.475 tấn (tăng hơn 7.000 tấn so với cùng kỳ).

Về giá bán, lúa phơi một nắng có giá 6.800 – 7.000 đồng/kg, các loại lúa chất lượng cao giá từ 7.200 – 7.500 đồng/kg. Đây là vụ sản xuất được mùa nhất từ trước đến nay của huyện Cẩm Xuyên.

Cẩm Xuyên được mùa lúa xuân lớn nhất từ trước đến nay

Chủ tịch UBND xã Cẩm Mỹ Hà Huy Hùng đề xuất một số nội dung liên quan đến sản xuất hè thu và xây dựng hạ tầng phục vụ việc phòng chống lũ lụt.

Triển khai đề án sản xuất vụ hè thu, huyện Cẩm Xuyên đặt mục tiêu sẽ gieo trồng 9.060 ha lúa, 185 ha lạc, 185 ha đậu, 200 ha vừng, 160 ha khoai lang, 550 ha rau màu và 100 ha ngô sinh khối. Bên cạnh đó, huyện sẽ tập trung xây dựng các mô hình để nâng cao hiệu quả sản xuất như: 3 tầng nấc, sản xuất cây trồng trái vụ, liên kết sản xuất lúa theo chuỗi gắn với sản phẩm OCOP…

Theo kế hoạch, huyện Cẩm Xuyên sẽ tập trung gieo cấy vụ hè thu từ ngày 1- 6/6 và kết thúc trước 10/6 để đảm bảo khung lịch thời vụ.

Hội nghị cũng tập trung đánh giá công tác nhiệm vụ PCTT-TKCN năm 2020, nhiệm vụ năm 2021. Theo đó, trong năm 2020, tình hình thiên tai trên địa bàn huyện Cẩm Xuyên diễn biến phức tạp, khó lường. Lũ lụt trong tháng 10/2020 khiến 150 thôn/19 xã, thị trấn của huyện bị ngập lụt; hơn 800 ha diện tích rau màu các loại, 320 ha cây trồng lâu năm, trên 3.000 con gia súc và hơn 400 ha thủy sản bị thiệt hại.

Cẩm Xuyên được mùa lúa xuân lớn nhất từ trước đến nay

Chủ tịch UBND huyện Cẩm Xuyên Hà Văn Bình: Các địa phương cần chủ động điều tiết về máy móc, tập trung chỉ đạo xây dựng các mô hình. Về công tác PCTT-TKCN, các xã cần bổ sung kịch bản sạt lở núi, kịch bản tuyên truyền di dời dân để ngay khi xảy ra sự việc thì kịp thời triển khai.

Nhiều tuyến đường giao thông và cầu qua sông bị ngập; một số công trình bị xói lở nghiêm trọng; nhiều khu vực bị sạt lở đất ảnh hưởng đến nhà ở, đời sống của người dân; tổng thiệt hại do thiên tai gây ra trên địa bàn huyện năm 2020 ước tính trên 1.000 tỷ đồng.

Chủ động trong công tác PCTT-TKCN năm 2020, Ban Chỉ huy PCTT-TKCN huyện đã đôn đốc các địa phương trong việc vận động, nhắc nhở và kiên quyết di dời khẩn cấp các hộ dân tại các điểm có nguy cơ cao về sạt lở đất, lũ quét đến nơi an toàn. Khi xảy ra thiên tai, Ban Chỉ huy PCTT-TKCN huyện cũng kịp thời xuống cơ sở nắm tình hình và chỉ đạo khắc phục hậu quả theo phương châm “4 tại chỗ”

Cẩm Xuyên được mùa lúa xuân lớn nhất từ trước đến nay

Bí thư Huyện ủy Cẩm Xuyên Phạm Đăng Nhật: Các địa phương cần tranh thủ gắn mô hình phá bờ thửa nhỏ thành ô thửa lớn với đề án sản xuất hè thu; tập trung chỉ đạo triển khai đề án, tuân thủ về cơ cấu bộ giống.

Tại hội nghị, các đại biểu đã tham gia thảo luận làm rõ những khó khăn, vướng mắc trong chỉ đạo điều hành công tác PCTT-TKCN và triển khai đề án sản xuất hè thu năm 2021.

Một số đại biểu cho rằng: huyện cần phối hợp với Công ty TNHH MTV Thủy lợi Nam Hà Tĩnh để có phương án xả lũ hợp lý, giảm thiểu thiệt hại cho vùng hạ du; xem xét, bố trí kinh phí nâng cấp, sửa chữa một số công trình thủy lợi hư hỏng, xuống cấp; các địa phương chủ động kiểm tra thuyền, máy móc đảm bảo an toàn, phục vụ hoạt động hỗ trợ, cứu nạn trong lũ lụt; tập trung thực hiện sản xuất vụ hè thu theo kế hoạch...

Cẩm Xuyên được mùa lúa xuân lớn nhất từ trước đến nay

Dịp này, UBND huyện Cẩm Xuyên đã trao bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho 4 tập thể và 4 cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong công tác PCTT-TKCN năm 2020.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.
Bình yên xã nông thôn mới bên sông Ngàn Phố

Bình yên xã nông thôn mới bên sông Ngàn Phố

Bằng những việc làm cụ thể, cán bộ và Nhân dân xã Sơn Giang (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã, đang chung sức, đồng lòng “vẽ” nên bức tranh nông thôn mới đa sắc, kinh tế phát triển, làng quê bình yên...
Giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh

Giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh

Căn cứ theo các quy định, xét đề nghị của Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh và Sở Nội vụ, Chủ tịch UBND tỉnh quyết định giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh.