Cận cảnh nước lũ đang “bủa vây” nhiều xã ở Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Mặc dù mưa đã giảm hơn so với ngày hôm qua, song do mực nước các sông xuống chậm nên nhiều địa phương thuộc vùng trũng ở huyện Hương Sơn và Nghi Xuân (Hà Tĩnh) vẫn ngập sâu trong biển nước.

Cận cảnh nước lũ đang “bủa vây” nhiều xã ở Hà Tĩnh

Nằm ở vùng lòng chảo nên chỉ cần trận mưa lớn, xã Kim Hoa đã phải chịu hậu quả lũ lụt. Những cơn mưa lớn kéo dài từ ngày 28/9 đến nay cùng với nước từ thượng nguồn đổ về khiến xã Kim Hoa ngập sâu nhiều ngày nay. Trong ảnh: Trường Mầm non xã Kim Hoa ngập sâu trong nước.

Cận cảnh nước lũ đang “bủa vây” nhiều xã ở Hà Tĩnh

Toàn xã có 20 thôn, đến trưa ngày 30/9 vẫn còn 18 thôn với gần 10.000 dân bị cô lập. Trong đó có những thôn như An Thuỷ, Châu Lâm, Kim Sơn, Minh Giang ngập sâu từ 3 - 4m. Thuyền là phương tiện giao thông duy nhất giữa các thôn.

Cận cảnh nước lũ đang “bủa vây” nhiều xã ở Hà Tĩnh

Đã quen với cảnh ngập lụt nên các phương án phòng chống lũ lụt được chính quyền địa phương xã Kim Hoa triển khai sớm nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra.

Cận cảnh nước lũ đang “bủa vây” nhiều xã ở Hà Tĩnh

Từ trước mưa, bên cạnh thông báo kịp thời những thông tin về tình hình mưa lũ, nhắc nhở người dân tích trữ lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm, thuốc men, xã Kim Hoa còn khuyến cáo bà con giằng néo nhà cửa, tập kết tài sản lên vị trí cao nhất...

Cận cảnh nước lũ đang “bủa vây” nhiều xã ở Hà Tĩnh

Đây là một căn nhà ở thôn Bình Thuỷ, xã Kim Hoa được phủ bạt, tránh nước đánh vào nhà

Cận cảnh nước lũ đang “bủa vây” nhiều xã ở Hà Tĩnh

Để công tác phòng chống bão lụt đạt hiệu quả cao nhất, xã Kim Hoa bố trí lực lượng 150 người ở 20 thôn trên địa bàn xã thường xuyên túc trực 24/24 để phát hiện và xử lý kịp thời những tình huống xấu nhất có thể xảy ra.

Cận cảnh nước lũ đang “bủa vây” nhiều xã ở Hà Tĩnh

Xã còn chủ động bố trí 3 xuồng máy thường xuyên tuần tra tại những điểm nóng về ngập lụt; ký kết hợp đồng với 9 thuyền ván, 8 xe tải, 1 máy xúc, 6 cưa xăng để ứng cứu kịp thời khi có tình huống bất ngờ xảy ra. Trong ảnh: Chợ Kim Hoa thôn An Thuỷ là một trong những điểm ngập rất sâu nhất, đến nay nước vẫn chưa rút.

Cận cảnh nước lũ đang “bủa vây” nhiều xã ở Hà Tĩnh

Theo Chủ tịch UBND xã Kim Hoa - Phan Văn Đoài, do mưa vẫn còn rải rác, trong khi nước thoát chậm nên ít nhất phải cả tuần tới, tình trạng ngập lụt mới có thể chấm dứt. Vì thế, các trường học sẽ vẫn tiếp tục cho học sinh nghỉ. Mặc dù sinh hoạt của bà con gặp nhiều khó khăn, song, đến nay, không có thiệt hại lớn về tài sản; tính mạng của người dân được đảm bảo.

Cận cảnh nước lũ đang “bủa vây” nhiều xã ở Hà Tĩnh

Tuy không ngập sâu như xã Kim Hoa nhưng nhiều tuyến đường vào xã Sơn Tiến vẫn còn ngập lụt, chia cắt với các địa phương khác. Trong ảnh: Tuyến đường trục chính vào xã Sơn Tiến bị ngập sâu hơn 1m

Cận cảnh nước lũ đang “bủa vây” nhiều xã ở Hà Tĩnh

Theo ông Phan Xuân Long - Chủ tịch UBND xã Sơn Tiến, hiện trên địa bàn vẫn còn 3 thôn bị chia cắt nên học sinh chưa thể đến trường. Bên cạnh đó, có khoảng 8 ha ngô bị ngập úng.

Cận cảnh nước lũ đang “bủa vây” nhiều xã ở Hà Tĩnh

Phó Trưởng phòng GD&ĐT huyện Hương Sơn - Hà Bich Liên cho biết, đầu tuần tới, nếu ngừng mưa và mực nước các vùng rút hết thì các cấp học từ mầm non, tiểu học, THCS sẽ trở lại học bình thường. Riêng đối với 1.527 học sinh xã Kim Hoa và 1.079 học sinh xã Sơn Tiến vẫn phải nghỉ học, cho đến khi các điều kiện đảm bảo an toàn.

Theo BCH Phòng chống lụt bão - tìm kiếm cứu nạn huyện Hương Sơn, đến thời điểm này, trên địa bàn chưa có người bị thương, thiệt mạng do mưa lũ. Hiện còn 2 xã là Sơn Tiến, Kim Hoa vẫn ngập sâu trong nước. Toàn huyện có gần 50 ha ngô tại các xã Sơn Kim 1, Sơn Kim 2, Sơn Tiến, Sơn Châu bị gãy gập. Huyện đã chỉ đạo các địa phương tranh thủ nước rút tiến hành dọn vệ sinh, cây cối bị gãy gập, nếu tận dụng được thì dùng làm thức ăn cho chăn nuôi; đồng thời thực hiện các biện pháp kỹ thuật khôi phục sản xuất như: xới xáo, phá váng, dồn dặm, bón phân đối với diện tích ngô đã gieo trỉa đang còn khả năng phục hồi sau mưa bão; tranh thủ thời tiết thuận lợi khẩn trương làm đất gieo trồng khép kín hết diện tích vụ đông còn lại.

Hiện trên địa bàn huyện còn 12 trường chưa đón học sinh trở lại, trong đó có 5 trường mầm non, 4 trường tiểu học, 3 trường THCS. Tổng số học sinh nghỉ học là 4.324 học sinh.

Tại huyện Nghi Xuân, đến chiều 30/9, mực nước sông Lam tiếp tục dâng cao khiến nhiều hộ dân ở “ốc đảo” Hồng Lam (xã Xuân Giang 2) ngập trong biển nước.

Cận cảnh nước lũ đang “bủa vây” nhiều xã ở Hà Tĩnh

Tại thôn Hồng Lam, xã Xuân Giang 2, mọi tuyến đường đi lại vẫn đang ngập nước. Kể cả thời điểm thủy triếu xuống thì mực nước đo được ở đây vẫn sâu hơn 1,2 m.

Cận cảnh nước lũ đang “bủa vây” nhiều xã ở Hà Tĩnh

Phương tiện đi lại nơi đây hiện chủ yếu bằng thuyền.

Cận cảnh nước lũ đang “bủa vây” nhiều xã ở Hà Tĩnh

Người dân di chuyển rất khó khăn, một số người không có thuyền phải lội nước đến ngang thắt lưng.

Cận cảnh nước lũ đang “bủa vây” nhiều xã ở Hà Tĩnh

Ông Trần Đình Thành có nhà bị ngập sâu, cho biết: Mặc dù gia đình đã chủ động kê đồ đạc, tài sản nhưng không kịp do nước dâng lên nhanh quá. Khoảng 1h sáng nay, nước đã vào mép giường, 2 vợ chồng tôi phải dậy di dời tài sản lên chỗ cao hơn trong đêm.

Cận cảnh nước lũ đang “bủa vây” nhiều xã ở Hà Tĩnh

Với gia đình ông Trần Văn Huynh, khi thấy nước bắt đầu dâng lên, cả nhà phải đưa 3 con trâu bò đi sơ tán lên chỗ cao, đảm bảo an toàn cho đàn gia súc. “Cả gia tài của gia đình là mấy con trâu nên tôi rất lo lắng” - ông Huynh bày tỏ.

Cận cảnh nước lũ đang “bủa vây” nhiều xã ở Hà Tĩnh

Theo nhiều người dân ở đây, cũng khá lâu “ốc đảo” mới phải chịu cảnh ngập sâu như thời điểm này. Mấy ngày nay, do mưa lớn kéo dài, nước thượng nguồn đổ về sông Lam dồn dập khiến mực nước tại “ốc đảo” Hồng Lam lên nhanh.

Cận cảnh nước lũ đang “bủa vây” nhiều xã ở Hà Tĩnh

Ông Nguyễn Thế Lục - Trưởng thôn Hồng Lam cho biết: Toàn thôn còn khoảng 120/162 hộ bị ngập. Mặc dù các hộ dân ở đây đã sống quen với lũ nhưng vẫn bất ngờ vì nước dâng lên rất nhanh trong đêm. Một số hộ không kịp trở tay nên rất vất vả cho việc ứng phó, di chuyển tài sản lên chỗ an toàn.

Cận cảnh nước lũ đang “bủa vây” nhiều xã ở Hà Tĩnh

Hiện tại mực nước sông Lam rút rất chậm. Theo kinh nghiệm của người dân, với thời tiết như hiện nay, rất có thể tối nay (30/9), mực nước sẽ lại tiếp tục dâng cao, khả năng 100% số hộ dân trên địa bàn thôn sẽ bị ngập. Chúng tôi cũng đã tuyên truyền và cảnh báo người dân phải tiếp tục đề phòng, đảm bảo an toàn về người và tài sản” - ông Lục cho hay.

Tin liên quan:

Chủ đề Lũ lụt Hà Tĩnh

Chủ đề Bão NORU - Cơn bão số 4

Đọc thêm

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.
Bình yên xã nông thôn mới bên sông Ngàn Phố

Bình yên xã nông thôn mới bên sông Ngàn Phố

Bằng những việc làm cụ thể, cán bộ và Nhân dân xã Sơn Giang (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã, đang chung sức, đồng lòng “vẽ” nên bức tranh nông thôn mới đa sắc, kinh tế phát triển, làng quê bình yên...
Giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh

Giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh

Căn cứ theo các quy định, xét đề nghị của Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh và Sở Nội vụ, Chủ tịch UBND tỉnh quyết định giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh.