Cần lắm việc ra đời trạm quân dân y kết hợp ở vùng biên giới Hà Tĩnh!

(Baohatinh.vn) - Nhân dân cần chăm sóc sức khỏe thường xuyên, cơ sở hạ tầng đang dư thừa, vùng “phên dậu” cần sự hiện diện của BĐBP nhiều hơn… là những lý do nên sớm thành lập Trạm y tế quân dân y kết hợp ở các khu tái định cư của Vũ Quang (Hà Tĩnh).

Cần lắm việc ra đời trạm quân dân y kết hợp ở vùng biên giới Hà Tĩnh!

Trạm y tế xã Hương Quang (cũ) vừa được đầu tư xây dựng khang trang, hiện đại nhưng sau sáp nhập đang đóng cửa bỏ không.

Ông Hà Văn Yên - Bí thư Đảng ủy xã Quang Thọ (Vũ Quang) phản ánh: “Sau khi sáp nhập xã Hương Quang và xã Hương Thọ (1/1/2020) thì trạm y tế cũng tiến hành sáp nhập và đội ngũ cán bộ của Trạm y tế Hương Quang (cũ) được điều động ra nơi trung tâm là Trạm y tế Hương Thọ.

Vì vậy, khi bà con ở vùng tái định cư (TĐC) Hói Trung đau ốm thì phải đi hơn 10 km để ra trạm y tế xã, gần 20 km để lên Bệnh viện Đa khoa huyện Vũ Quang, công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân trong thời điểm này gặp nhiều rất khó khăn. Vì vậy, chúng tôi kiến nghị Bộ đội Biên phòng tỉnh thành lập 1 Trạm quân dân y kết hợp ở vùng TĐC Hói Trung và sử dụng trạm y tế đang dư thừa sau sáp nhập ở đây làm nơi khám chữa bệnh cho bà con vùng biên”.

Cần lắm việc ra đời trạm quân dân y kết hợp ở vùng biên giới Hà Tĩnh!

Tương tự, sau sáp nhập, Trạm Y tế Hương Điền cũ cũng đang bỏ hoang, chính quyền và nhân dân đều mong muốn Đồn Biên phòng Hương Quang sẽ thành lập 1 cơ sở y tế quân dân y kết hợp tại đây.

Cũng với tinh thần đó, ông Nguyễn Đăng Nhàn - Chủ tịch UBND xã Thọ Điền cho rằng: “Sau khi sáp nhập thì cơ sở hạ tầng trong vùng TĐC Khe Ná - Khe Gỗ đang dư thừa, bỏ không. Nguyện vọng của nhân dân là muốn được thành lập Trạm quân dân y kết hợp để vừa có thêm điều kiện chăm sóc sức khỏe cho 150 hộ/550 nhân khẩu tái định cư tốt hơn, vừa giúp chính quyền địa phương đảm bảo ANTT trên khu vực biên giới và tăng cường tình đoàn kết quân dân”.

Cụ Từ Thị Trí, thôn Hoa Thị, xã Thọ Điền chia sẻ: “Tôi năm nay đã gần 90 tuổi, thường xuyên đau ốm nên rất cần được thăm khám, chăm sóc sức khỏe. Trước đây, có trạm y tế gần nhà nên rất thuận lợi, nhưng giờ phải đi đến 8 km để ra trạm y tế xã, 14 km để ra bệnh viện huyện thì gặp rất nhiều khó khăn, bất tiện. Nếu được các chú bộ đội biên phòng vào đây thành lập trạm y tế thì không chỉ tôi mà toàn thể bà con nơi đây đều phấn khởi vô cùng”.

Cần lắm việc ra đời trạm quân dân y kết hợp ở vùng biên giới Hà Tĩnh!

Cụ Từ Thị Trí cho rằng, không chỉ có người già cả, người hay đau ốm thường xuyên mà tất cả người dân vùng tái định cư Khe Ná-Khe Gỗ đều mong có trạm y tế của BĐBP

Ông Trần Đình Thành - Phòng Y tế huyện Vũ Quang chia sẻ: “Hiện nay, Trung tâm Y tế huyện Vũ Quang có 10 Trạm y tế xã/10 đơn vị hành chính cấp xã nhưng do đặc thù của huyện miền núi, biên giới, dân cư thưa thớt nên chúng tôi mong muốn có thêm 2 trạm quân y kết hợp tại 2 xã biên giới để chăm sóc sức khỏe cho nhân dân tốt hơn.

Các trạm này sẽ lấy cơ sở vật chất hiện có của Trạm Y tế Hương Quang và Trạm Y tế Hương Điền cũ (đang bỏ không) để làm việc, do Đồn Biên phòng Hương Quang quản lý, không gây phát sinh biên chế cũng như đầu mối sự nghiệp nên không sai chủ trương chung”.

Thiếu tá Đoàn Đức Long - Đồn Trưởng Đồn Biên phòng Hương Quang cho biết: “Nhận thức được tầm quan trọng, sự cần thiết của việc thành lập các trạm y tế quân dân y kết hợp ở các khu TĐC dự án Ngàn Trươi - Cẩm Trang trên khu vực biên giới, chúng tôi đã tham mưu, đề xuất với Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh, UBND huyện Vũ Quang sớm triển khai xây dựng. Hiện nay đang chờ ý kiến của Bộ Tư lệnh BĐBP Việt Nam...”.

Cần lắm việc ra đời trạm quân dân y kết hợp ở vùng biên giới Hà Tĩnh!

Thực tế cũng cho thấy, ở những vùng biên giới xa xôi, đi lại khó khăn, nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân lớn thì sự có mặt của quân y biên phòng có ý nghĩa rất quan trọng về nhiều mặt (Trong ảnh: TrạmY tế Quân dân y Phú Gia, Hương Khê đón bà con đến thăm khám bệnh)

Việc thành lập trạm quân dân y kết hợp ở 2 xã biên giới Quang Thọ và Thọ Điền không chỉ đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh, hỗ trợ, tư vấn sức khỏe của nhân dân ở 2 khu TĐC mà còn có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng mạng lưới, thế trận biên phòng toàn dân ở khu vực trọng yếu về an ninh, quốc phòng, chung đường biên biên với nước bạn Lào của các khu TĐC Hói Trung (Quang Thọ) và Khe Ná-Khe Gỗ (Thọ Điền).

Chủ đề Sức khỏe cộng đồng

Đọc thêm

“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

Thời gian qua, với nhiều hoạt động tích cực trong tuyên truyền KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe sinh sản, Hội KHHGĐ Hà Tĩnh được coi là cánh tay nối dài của các cơ quan triển khai thực hiện chính sách dân số.
Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình đã tồn tại 3 logo. Do chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển cần sáng tác logo mới thay thế logo về dân số và kế hoạch hóa gia đình.
 Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Trước hiện tượng 25 trẻ trong một xã ở Hà Tĩnh mắc sốt phát ban nghi sởi; trong đó, 10 bệnh nhân dương tính với vi rút sởi; các cơ quan chức năng đã vào cuộc không để bệnh lây lan.