Can Lộc quyết tâm tập trung ruộng đất hơn 1.300 ha trong vụ xuân 2023

(Baohatinh.vn) - Để thực hiện mục tiêu phá bờ vùng bờ thửa, tập trung ruộng đất trên diện tích hơn 1.300 ha đất nông nghiệp trong vụ xuân 2023, các địa phương ở Can Lộc (Hà Tĩnh) đang khẩn trương triển khai nhiều phần việc, quyết tâm thực hiện chủ trương lớn.

Với diện tích tập trung ruộng đất trên 110 ha ở các thôn Nam Tân Dân, Đông Quang Trung, Tây Quang Trung, Tân Tùng Sơn, xã Tùng Lộc là một trong những địa phương có diện tích chuyển đổi đất nông nghiệp lớn nhất huyện trong vụ xuân 2023.

Can Lộc quyết tâm tập trung ruộng đất hơn 1.300 ha trong vụ xuân 2023

Người dân Tùng Lộc dõi theo từng ca máy trên đồng ruộng.

Ông Đặng Công Ất - Bí thư chi bộ thôn Đông Quang Trung cho biết: “Kế hoạch chuyển đổi ruộng đất trên diện tích 45 ha của thôn đã được 100% hộ dân đồng tình ủng hộ cao. Bà con luôn tham gia đầy đủ các cuộc họp thôn để thống nhất kế hoạch thực hiện. Để đảm bảo mô hình mỗi hộ 1 thửa đất sản xuất, ngoài các nguồn hỗ trợ theo chính sách của tỉnh, huyện và xã, dự kiến người dân trong thôn sẽ phải phải bỏ thêm 200 triệu đồng. Số tiền khá lớn nhưng tất cả đều chung 1 quyết tâm, nỗ lực thực hiện. Với 4 ca máy làm việc liên tục trên cánh đồng, thời điểm hiện tại, chúng tôi đang tập trung hoàn thành hệ thống kênh mương thoát nước trên toàn bộ diện tích dự kiến được chuyển đổi”.

Can Lộc quyết tâm tập trung ruộng đất hơn 1.300 ha trong vụ xuân 2023

Người dân thôn Nam Tân Dân (xã Tùng Lộc) thông qua kế hoạch chuyển đổi đất lần 3.

Niềm vui, sự mong chờ cũng hiện hữu trên gương mặt của những người dân khi dõi theo từng ca máy trên đồng ruộng.

“Gia đình tôi có 7 sào ruộng trên 5 thửa, nay sẽ chuyển đổi về một thửa, như thế, quá trình sản xuất sẽ tiện lợi hơn nhiều. Hơn nữa, còn tiết kiệm được thời gian, công sức. Nghĩ đến cảnh áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất cùng với bà con trên cánh đồng 1 thửa, 1 giống, tôi lại nghĩ đến những mùa bội thu tiếp nối”, ông Đặng Văn Hùng ở thôn Tân Tùng Sơn chia sẻ.

Tại xã Kim Song Trường, để thực hiện chuyển đổi đất giai đoạn 3 trên diện tích hơn 200 ha, địa phương đã triển khai bài bản các bước, từ việc xây dựng kế hoạch, thành lập ban chỉ đạo, tổ giúp việc, tổ chức họp chi bộ, họp thôn…

Để đảm bảo tiến độ, ngay sau những ngày thời tiết không thuận lợi, từ 4/10, chiến dịch ra quân dồn điền đổi thửa đã bắt đầu khởi động ở khu vực 6B, thôn Phúc Yên.

Can Lộc quyết tâm tập trung ruộng đất hơn 1.300 ha trong vụ xuân 2023

Cánh đồng Tây Lăng rộng 15 ha ở tổ liên gia 6B thôn Phúc Yên, xã Kim Song Trường cũng đã bắt đầu thực hiện việc xóa bờ vùng bờ thửa.

Ông Nguyễn Huy Vịnh - thành viên ban chuyển đổi ruộng đất thôn Phúc Yên cho biết: “Khu vực 6B có gần 50 hộ, tập trung sản xuất trên cánh đồng Tây Lăng rộng 15 ha. Đây là vùng ruộng có nhiều cồn đất, nhiều chướng ngại vật nên khối lượng công việc hết sức lớn. Để hình thành cánh đồng thửa lớn bằng phẳng, dự kiến sẽ phải đào đắp 12 tuyến đường, 2 tuyến kênh mương, di dời gần 300 ngôi mộ, kinh phí ước tính khoảng 500 triệu đồng. Mặc dù vậy, ý thức được tầm quan trọng của chủ trương lớn, đồng thời chứng kiến những mùa bội thu trên cánh đồng mẫu của xã (đã được chuyển đổi từ năm trước), người dân trong thôn chúng tôi đã đồng thuận và quyết tâm cao để thực hiện chủ trương này”.

Can Lộc quyết tâm tập trung ruộng đất hơn 1.300 ha trong vụ xuân 2023

Vụ xuân năm 2023, thị trấn Nghèn phấn đấu thực hiện chuyển đổi 94 ha đất sản xuất lúa.

Những ngày này, trên cánh đồng rộng 43 ha ở tổ dân phố Hồng Hà (thị trấn Nghèn) cũng đã rộn ràng tiếng máy. “Với chủ trương làm gọn và dứt điểm ở từng tổ dân phố, vụ xuân năm 2023, thị trấn Nghèn phấn đấu thực hiện chuyển đổi 94 ha ở tổ dân phố Sơn Thịnh và Hồng Hà. Ngoài các chính sách theo quy định và hỗ trợ chung, địa phương cũng sẽ có mức thưởng hợp lý để biểu dương những đơn vị thực hiện tốt”, ông Bùi Việt Hùng - Chủ tịch UBND thị trấn Nghèn cho biết.

Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, đến thời điểm hiện tại, toàn huyện đã có các địa phương: Thiên Lộc, Thanh Lộc, thị trấn Đồng Lộc, thị trấn Nghèn, xã Kim Song Trường, Tùng Lộc, Gia Hanh ra quân chuyển đổi ruộng đất… Theo đó, các địa phương đã tiến hành đào đắp hàng chục ngàn m3 đất, di dời hơn 500 ngôi mộ.

Can Lộc quyết tâm tập trung ruộng đất hơn 1.300 ha trong vụ xuân 2023

Người dân ở tổ dân phố Hồng Hà (thị trấn Nghèn) thực hiện chuyển đổi, tập trung ruộng.

Quan điểm chỉ đạo của Can Lộc trong việc thực hiện đề án tập trung ruộng đất năm nay là làm thôn nào dứt điểm thôn đó, vùng nào dứt điểm vùng đó, phấn đấu 90% hộ có 1 thửa, số hộ còn lại không quá 2 thửa. Để động viên, khuyến khích bà con, ngoài chính sách của tỉnh, trước mắt, huyện Can Lộc vẫn tiếp tục duy trì chính sách hỗ trợ như năm 2021 - hỗ trợ 1 triệu đồng/ha và 1 triệu đồng cho việc di dời cất bốc 1 ngôi mộ.

Ông Phan Cao Kỳ - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện thông tin: “Từ hiệu quả sau 2 năm thực hiện dồn điền đổi thửa, việc triển khai đề án tập trung ruộng đất, phá bờ vùng bờ thửa ở Can Lộc đã được bà con nhân dân đồng tình hưởng ứng. Theo đó, đã vượt chỉ tiêu huyện đề ra trong vụ xuân năm 2023. Mục tiêu là tập trung được 1.200 ha nhưng đến thời điểm hiện tại, các đơn vị đã đăng ký thực hiện trên tổng diện tích 1.360 ha, trong số đó, có hơn 1.280 ha đăng ký xây dựng cánh đồng mẫu”.

Từ những kết quả đạt được của Nghị quyết 01/NQ-HU, Can Lộc tiếp tục triển khai mở rộng các diện tích tập trung ruộng đất, phấn đấu đến năm 2025, huyện sẽ thực hiện chuyển đổi ruộng đất lần 3, đạt 50% tổng diện tích đất nông nghiệp (5.000 ha) nhằm xây dựng các mô hình sản xuất hàng hóa có giá trị kinh tế cao.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.
Bình yên xã nông thôn mới bên sông Ngàn Phố

Bình yên xã nông thôn mới bên sông Ngàn Phố

Bằng những việc làm cụ thể, cán bộ và Nhân dân xã Sơn Giang (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã, đang chung sức, đồng lòng “vẽ” nên bức tranh nông thôn mới đa sắc, kinh tế phát triển, làng quê bình yên...
Giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh

Giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh

Căn cứ theo các quy định, xét đề nghị của Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh và Sở Nội vụ, Chủ tịch UBND tỉnh quyết định giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh.