Huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) đang tập trung mở rộng diện tích cây ăn quả có múi gắn với vùng sản xuất tập trung, phấn đấu trồng mới 100 ha cây ăn quả có múi trong năm 2019.
Trước thực tế cây cam, bưởi thường xuyên mắc bệnh “nan y” thán thư và thối quả, ngành KH&CN Hà Tĩnh đã nghiên cứu, sản xuất chế phẩm sinh học phòng vừa có hiệu quả trong phòng, chống sâu bệnh, vừa thân thiện với môi trường.
Năng động, nhạy bén, vợ chồng nông dân trẻ Chu Hải Nguyên và Trần Thị Cúc (xã Cổ Đạm, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã thành công trong việc phát triển vườn cây ăn quả, thu về gần 700 triệu đồng/năm.
Nông nghiệp Hà Tĩnh đang có sự chuyển mình rõ nét theo hướng nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm trên cơ sở đảm bảo các tiêu chuẩn, quy chuẩn, phát triển nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn.
Huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) đang đặt ra mục tiêu mở rộng diện tích các loại cây ăn quả lên 350 ha trong 3 năm tới để vừa nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người làm vườn và từng bước khắc phục tình trạng trồng tự phát, quy mô manh mún như trước đây.
3.297 cây ăn quả trị giá gần 150 triệu đồng trích từ Quỹ “Vì người nghèo” của huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) được Ủy ban MTTQ huyện trao cho 294 hộ gia đình thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo tại 9 địa phương trên địa bàn.
Buổi tập huấn nhằm giúp các địa phương, cán bộ phòng, ngành liên quan và các nhà vườn trên địa bàn Vũ Quang (Hà Tĩnh) có thêm kiến thức trồng cam và cây ăn quả có múi theo quy trình hữu cơ, hướng tới nền nông nghiệp bền vững, mang lại giá trị kinh tế cao.
Những năm qua, xã Tân Hương (Đức Thọ, Hà Tĩnh) đã có nhiều giải pháp thúc đẩy phong trào xóa bỏ vườn tạp, áp dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất chăn nuôi, góp phần nâng cao đời sống cho người dân.
Sau khi sử dụng phân bón hữu cơ Quế Lâm, sản phẩm cam Khe Mây, xã Hương Đô, Hương Khê (Hà Tĩnh) cho quả to, đồng đều và ngọt, thu năng suất cao hơn khoảng 20% so với sản xuất truyền thống.
Sản phẩm bưởi, cam Hà Tĩnh sau khi được phủ bằng màng sinh học saponin kết hợp với chitosan và axit axetic (màng sinh học) sau khi thu hoạch từ 35- 45 ngày ở điều kiện nhiệt độ bình thường vẫn tươi ngon.
Năm nay, hầu hết các loại cây ăn quả ở Vũ Quang (Hà Tĩnh) đều ra hoa đúng thời vụ nên bà con rất yên tâm, tập trung chăm sóc với hy vọng một vụ mùa thắng lợi.
Lễ hội Cam và các sản phẩm nông nghiệp Hà Tĩnh lần thứ 4 năm 2020 là dịp để giới thiệu, quảng bá, tôn vinh giá trị, chất lượng cam và các nông sản trên địa bàn tỉnh.
Năm nay, bưởi Thượng Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) được mùa nhất từ trước tới nay. Với sản lượng ước đạt hơn 300 tấn, bà con nông dân vùng thượng Can sẽ thu khoảng 10 tỷ đồng.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn đề nghị các sở, ngành phối hợp với địa phương khảo sát các hồ đập để kịp thời nạo vét, tạo nguồn nước tưới, phục vụ công tác chống hạn.
Xóa bỏ vườn tạp, khai phá đồi hoang trồng 183 ha cây ăn quả, nông dân xã Đức Liên (Vũ Quang, Hà Tĩnh) đang vươn lên làm giàu, nhiều mô hình thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.
Để giúp hơn 3.450 ha cây ăn quả các loại ở huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) chống chọi với nắng hạn khắc nghiệt, các chủ vườn đang nỗ lực tìm nhiều cách “giải nhiệt” cho cây trồng.
Giảng viên Trường Bồi dưỡng cán bộ Liên minh HTX Việt Nam gợi mở những giải pháp gỡ khó, xác định mục tiêu, chiến lược SXKD cho các HTX nông nghiêp ở Hà Tĩnh.
Để bảo vệ bưởi Phúc Trạch không bị côn trùng gây hại, nhiều hộ dân ở huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) đã dùng túi giấy bọc quả. Cách làm này không chỉ giúp quả bưởi phát triển tốt, có dáng đẹp mà còn không cần dùng tới thuốc trừ sâu.
Chuyên gia nông nghiệp Hà Tĩnh nhận định có nhiều nguyên nhân dẫn tới cam chậm trổ hoa và tỷ lệ thấp hơn so với mọi năm, trong có việc người dân sử dụng các biện pháp để thu hoạch quả đúng dịp Tết Nguyên đán.
“Đã 30 năm trồng cam nhưng chưa khi nào tôi thấy cam nở hoa ít như vụ mùa năm nay. Dù đã dùng nhiều cách để “kích” cam ra hoa nhưng vẫn không có tác dụng", bà Phan Thị Hiền - HTX cam Thanh Hiền ở xã Thượng Lộc, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh chia sẻ.
Khác với vùng đồng bằng, những ngày này thời tiết Vũ Quang (Hà Tĩnh) khô ráo, nông dân đang tập trung ra đồng, bám vườn đồi để đẩy nhanh tiến độ sản xuất vụ xuân, đảm bảo lịch thời vụ.
Trường Mầm non Sơn Lễ tọa lạc trên sườn đồi thôn Đức Vừng, xã Sơn Lễ (Hương Sơn - Hà Tĩnh) với diện tích 5.500 m2 đất, trong đó, có gần 3.000 m2 dùng để trồng rau và cây ăn quả.
Từ phong trào xây dựng nông thôn mới, xã Thạch Lưu (Thạch Hà – Hà Tĩnh) đã vận động bà con nhân dân cải tạo 20 ha vườn tạp để trồng các loại rau màu và cây ăn quả nhằm nâng cao thu nhập.
Sau những trận lũ và mưa lớn kéo dài từ đầu tháng 9 đến nay, nhiều diện tích cây ăn quả có múi ở Hương Khê (Hà Tĩnh) như cam, bưởi đã xuất hiện tình trạng rụng quả, gây thiệt hại rất lớn đến thu nhập của bà con nông dân.
Khi vườn cam sắp tới ngày thu hoạch bị nhiều loại sâu bọ phá hại, nhất là loại bướm ma mắt đỏ “đốt đâu rụng đó”, người dân Vũ Quang (Hà Tĩnh) đã dùng nhiều cách như mắc màn, bọc túi, thắp đèn led hay bắt sâu ban đêm để bảo vệ cam.
Hưởng ứng phong trào "Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc", nhiều chị em ở Đức Thọ (Hà Tĩnh) đã vượt qua khó khăn vươn lên làm kinh tế giỏi.
Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, nắng nóng có thời điểm hơn 40 độ C, người làm vườn đồi ở Hà Tĩnh đang tập trung chống hạn cho cây ăn quả, nhất là các loại cây có múi như cam, chanh, bưởi...