Chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học là hướng đi mới của nông dân huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) để vượt qua cơn "bão dịch", phát triển kinh tế gia đình. 11 tháng năm 2019, tổng đàn gia súc và gia cầm của huyện tăng 121% so với cùng kỳ năm 2018.
Trước nguy cơ dịch tả lợn châu Phi có thể bùng phát trên diện rộng, ngành chuyên môn và các địa phương Hà Tĩnh chủ động các biện pháp phòng ngừa, đảm bảo an toàn cho đàn vật nuôi.
Trang trại nuôi gà cỏ mía liên kết với doanh nghiệp của anh Phạm Quang Quân ở xã Cổ Đạm, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) được đầu tư hơn 6 tỷ đồng, cho thu nhập hơn 800 triệu đồng trong năm 2022 vừa qua.
Việc phát triển mô hình nông nghiệp hữu cơ sẽ giúp người dân Vũ Quang (Hà Tĩnh) giảm chi phí sản xuất, tạo ra những sản phẩm sạch, mang lại hiệu quả kinh tế cao, từ đó tạo ra sản phẩm có giá trị kinh tế, đặc trưng cho địa phương.
Các mô hình nông nghiệp hữu cơ đang được huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) phối hợp với Công ty CP Tập đoàn Quế Lâm triển khai nhằm tạo ra các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn trên địa bàn.
Khi dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) trên địa bàn được khống chế, người chăn nuôi ở Vũ Quang (Hà Tĩnh) đã nhanh chóng vệ sinh chuồng trại, thực hiện tái đàn, tăng đàn trong điều kiện đảm bảo an toàn sinh học để phục vụ thị trường tết.
Theo đánh giá, đợt dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) mới này rất nguy hiểm, vi rút có độc lực cao, lây lan rộng làm lợn chết nhanh nên ngành chuyên môn, chính quyền và người chăn nuôi Hà Tĩnh đang ráo riết các biện pháp phòng, chống dịch.
Dịch bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò tiếp tục diễn biến phức tạp ở Hà Tĩnh. Đến nay, toàn tỉnh đã có 98 xã, phường, thị trấn thuộc 9 huyện, thị, thành phố xuất hiện ổ dịch.
Sau thời gian dài giảm mạnh và đã về mức thấp nhất trong một năm qua vào khoảng đầu tháng 12/2020 thì vài tuần nay, giá lợn hơi tại Hà Tĩnh quay đầu tăng trở lại, đang ở mức 73.000 – 75.000 đồng/kg.
Chăn nuôi an toàn sinh học hiện đang là giải pháp hữu hiệu để phát triển chăn nuôi ổn định, bền vững trong bối cảnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đang có nguy cơ tái bùng phát và lây lan ở Hà Tĩnh.
Dịch tả lợn Châu Phi đang hoành hành thì bệnh LMLM lại xuất hiện ở nhiều địa phương. Chăn nuôi lợn gặp khó khiến nhiều nông dân ở Thạch Văn (Thạch Hà - Hà Tĩnh) chuyển hướng sang nuôi gà thịt an toàn sinh học...
Sáng 16/10, Sở NN&PTNT Hà Tĩnh phối hợp với Công ty CP Kinh doanh thuốc Thú y AMAVET tổ chức hội thảo an toàn sinh học, phòng bệnh Dịch tả lợn châu Phi và LMLM trong chăn nuôi lợn.
Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến tại buổi làm việc với UBND tỉnh Hà Tĩnh về công tác phòng chống dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) vào sáng 5/10. Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Đặng Quốc Vinh tiếp và làm việc với đoàn.
Trong khi chưa có vắc-xin điều trị thì chăn nuôi an toàn sinh học hiện đang là giải pháp hữu hiệu để phòng, chống dịch bệnh, nhất là trong bối cảnh bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đang lan rộng, diễn biến khó lường trên địa bàn Hà Tĩnh.