Khám phá trại nuôi gà cỏ mía quy mô hơn 6 tỷ đồng ở Nghi Xuân

(Baohatinh.vn) - Trang trại nuôi gà cỏ mía liên kết với doanh nghiệp của anh Phạm Quang Quân ở xã Cổ Đạm, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) được đầu tư hơn 6 tỷ đồng, cho thu nhập hơn 800 triệu đồng trong năm 2022 vừa qua.

Khám phá trại nuôi gà cỏ mía quy mô hơn 6 tỷ đồng ở Nghi Xuân

Trang trại nuôi gà cỏ mía của anh Phạm Quang Quân (SN 1990 ở thôn Kẻ Lạt, xã Cổ Đạm) có diện tích rộng gần 5 ha. Tổng mức đầu tư xây dựng chuồng trại và hệ thống chăn nuôi hơn 6 tỷ đồng. Đây là trang trại nuôi gà theo hướng an toàn sinh học, công nghệ cao lớn nhất trên địa bàn huyện Nghi Xuân.

Khám phá trại nuôi gà cỏ mía quy mô hơn 6 tỷ đồng ở Nghi Xuân

Trang trại được xây dựng 2 dãy nhà với 4 chuồng nuôi khép kín. Trong chuồng trại có hệ thống phun sương hóa chất để ngăn ngừa, hạn chế dịch bệnh thâm nhập; nền chuồng cao ráo; nhiệt độ trong chuồng giữ ổn định từ 27-30 độ C nhờ hệ thống sưởi ấm bằng điện và máy lạnh.

Khám phá trại nuôi gà cỏ mía quy mô hơn 6 tỷ đồng ở Nghi Xuân

Anh Phạm Quang Quân chia sẻ: "Bắt đầu từ tháng 6/2021, tôi quyết định chuyển từ nghề kinh doanh nội thất sang xây dựng trang trại chăn nuôi quy mô lớn theo hướng liên kết. Sau khi tìm hiểu, tôi quyết định thuê đất, vay vốn đầu tư xây dựng trang trại nuôi giống gà cỏ mía liên kết với Công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam".

Khám phá trại nuôi gà cỏ mía quy mô hơn 6 tỷ đồng ở Nghi Xuân

Sau khi ký hợp đồng, công ty đầu tư con giống, thức ăn, hướng dẫn kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm; anh Quân bỏ công chăm sóc. Tuy nhiên, do lứa nuôi đầu tiên thiếu kinh nghiệm về mặt kỹ thuật, đàn gà hơn 45.000 con gà của anh Quân chậm lớn, không đạt trọng lượng theo yêu cầu, tỷ lệ gà bị bệnh cao nhưng vẫn được công ty hỗ trợ nên chỉ mất công chăm sóc.

Khám phá trại nuôi gà cỏ mía quy mô hơn 6 tỷ đồng ở Nghi Xuân

Năm 2022, chủ trại quyết định nuôi gia công 2 lứa với tổng đàn gần 130.000 con gà giống cỏ mía.

Khám phá trại nuôi gà cỏ mía quy mô hơn 6 tỷ đồng ở Nghi Xuân

Sau 105 ngày, đàn gà xuất chuồng đạt trọng lượng bình quân 1,8 kg/con (gà mái) và 2,4 kg/con (gà trống). Số lượng gà trên được công ty bao tiêu, trừ chi phí anh thu về gần 800 triệu đồng.

Khám phá trại nuôi gà cỏ mía quy mô hơn 6 tỷ đồng ở Nghi Xuân

Theo anh Quân, trong quá trình nuôi, để có lợi nhuận cao, việc chăm sóc, cho ăn hằng ngày là hết sức quan trọng. Người nuôi phải cân đối sao cho lượng thức ăn vừa phải, đủ để gà phát triển. Sau khi cho ăn, phải tắt toàn bộ hệ thống điện để gà ngủ, hạn chế vận động tiêu tốn nhiều năng lượng, như vậy, đối tượng nuôi mới phát triển nhanh.

Khám phá trại nuôi gà cỏ mía quy mô hơn 6 tỷ đồng ở Nghi Xuân

Anh Quân còn đầu tư máng ăn tự động nhằm dễ kiểm soát, điều chỉnh lượng thức ăn, nước uống cho phù hợp với đàn gà. Cùng đó, thực hiện tiêm phòng đầy đủ các loại vác xin phòng bệnh theo định kỳ.

Khám phá trại nuôi gà cỏ mía quy mô hơn 6 tỷ đồng ở Nghi Xuân

Đặc biệt, khu vực chăn nuôi được kiểm soát chặt chẽ, hạn chế người ra vào; thực hiện nghiêm túc quy định về vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, phun tiêu độc khử trùng một tuần một lần, khử mùi bằng men vi sinh, nhất là thời điểm xuất bán và nhập nuôi lứa mới. Trang trại của anh Quân đang giải quyết việc làm cho 4 lao động, với mức lương hằng tháng 7 triệu đồng/người.

Khám phá trại nuôi gà cỏ mía quy mô hơn 6 tỷ đồng ở Nghi Xuân

Ngoài nuôi gia công liên kết với doanh nghiệp, hằng năm, anh Quân còn đầu tư nuôi hơn 2.000 con gà để cung cấp con giống cho người dân chăn nuôi trên địa bàn. Bước đầu, người dân ở đây rất ưa chuộng giống gà cỏ mía về nuôi thả vườn. Đây là loại gà sinh trưởng nhanh, thích nghi và phát triển tốt, chất lượng thịt thơm, ngon.

Chăn nuôi liên kết với doanh nghiệp đang là xu hướng tất yếu trong chương trình tái cơ cấu ngành chăn nuôi của huyện Nghi Xuân. Kết quả bước đầu nuôi gà cỏ mía của anh Phạm Quang Quân (xã Cổ Đạm) mở ra hướng chăn nuôi an toàn, hiệu quả và bền vững. Mô hình chăn nuôi an toàn sinh học không chỉ giúp người chăn nuôi nâng cao chất lượng sản phẩm mà còn thu nhập ổn định, đảm bảo vệ sinh môi trường, phòng chống tốt dịch bệnh.

Ông Lê Anh Đức

Phó Trưởng phòng NN&PTNT huyện Nghi Xuân

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.
Bình yên xã nông thôn mới bên sông Ngàn Phố

Bình yên xã nông thôn mới bên sông Ngàn Phố

Bằng những việc làm cụ thể, cán bộ và Nhân dân xã Sơn Giang (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã, đang chung sức, đồng lòng “vẽ” nên bức tranh nông thôn mới đa sắc, kinh tế phát triển, làng quê bình yên...
Giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh

Giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh

Căn cứ theo các quy định, xét đề nghị của Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh và Sở Nội vụ, Chủ tịch UBND tỉnh quyết định giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh.