Giấy phép môi trường là thủ tục bắt buộc theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường, thế nhưng, hiện nay, gần 80% trang trại chăn nuôi lợn quy mô lớn ở Hà Tĩnh lại thiếu giấy phép quan trọng này.
Nguồn cung thiếu hụt, giá lợn hơi dự báo sẽ còn tăng cao trong thời gian tới đang tạo động lực để người chăn nuôi Hà Tĩnh tập trung tái đàn phục vụ thị trường tết.
Giá lợn hơi liên tục biến động, nỗi lo dịch bệnh tấn công khiến nhiều người chăn nuôi, doanh nghiệp tại Hà Tĩnh thận trọng tái đàn, tăng đàn phục vụ thị trường cuối năm.
Ông Trần Hùng, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi - Thú y Hà Tĩnh khuyến cáo: Người tiêu dùng không nên quá lo lắng trước dịch tả lợn châu Phi, bởi dịch không lây lan sang người và các ổ dịch đều được phát hiện, xử lý kịp thời.
UBND huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) sẽ thành lập tổ kiểm tra xử lý trang trại chăn nuôi lợn gây ô nhiễm môi trường theo đơn thư phản ánh của người dân thôn Tân Quang, xã Đức Lạng.
Huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) vừa công bố dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn xã Lâm Trung Thủy, đồng thời khoanh vùng các khu vực có nguy cơ dịch bùng phát cao ở một số địa bàn lân cận.
Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi là một trong những thủ tục bắt buộc, thế nhưng, 31/47 cơ sở chăn nuôi quy mô lớn trên địa bàn Hà Tĩnh hiện vẫn đang thiếu thủ tục quan trọng này.
Để khống chế dịch tả lợn châu Phi, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) cần tăng cường các biện pháp thông tin, tuyên truyền về diễn biến dịch bệnh; nâng cao ý thức, trách nhiệm của mỗi hộ, cơ sở chăn nuôi, người hành nghề buôn bán, giết mổ.
Nhờ áp dụng các KHKT và tuân thủ nghiêm quy trình chăn nuôi, Hợp tác xã Vũ Sơn Đức (Vũ Quang, Hà Tĩnh) đã xây dựng thành công trang trại lợi nái có doanh thu hơn 60 tỷ đồng/năm.
Những năm gần đây, huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) luôn tạo điều kiện, khuyến khích người dân phát triển chăn nuôi theo hình thức trang trại khép kín. Đây được xem là hướng đi bền vững, giải quyết bài toán về môi trường, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con.
Với 1.000 con lợn thương phẩm chăn nuôi theo hướng liên kết, ông Lê Văn Quyền (SN 1969, trú tại thôn 5, xã Sơn Trà, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh) thu lãi hơn 600 triệu đồng/năm.
Giá thịt gia súc, gia cầm trên thị trường hiện duy trì ở mức thấp trong khi chi phí thức ăn chăn nuôi, phòng dịch vẫn đang “neo” cao. Điều này gây không ít khó khăn cho nhiều trang trại, gia trại, hộ chăn nuôi nhỏ lẻ trong việc tái đàn, mở rộng quy mô...
Sau nhiều năm nếm trải thất bại, thành công cũng đã đến với ông Bùi Trọng Thái (xã Quang Diệm, Hương Sơn, Hà Tĩnh) khi lợi nhuận hằng năm đạt từ xấp xỉ 1 tỷ đồng từ chăn nuôi lợn liên kết.
Sau một thập niên xây dựng, trang trại chăn nuôi lợn của cựu thiếu tá công an Lê Xuân Bính (SN 1957, trú tại thôn 4, xã Sơn Trà, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh) cho doanh thu ổn định với 3,5 tỷ đồng/năm.
Đàn gia súc, gia cầm đang giữ được nhịp tăng trưởng nên Hà Tĩnh sẽ bảo đảm nguồn cung thực phẩm cho thị trường tết Nguyên đán 2023 với sản lượng ước đạt gần 10.000 tấn.
Năm 2023, ngành nông nghiệp được dự báo sẽ tiếp tục đối diện với những diễn biến phức tạp, khó lường của thời tiết, dịch bệnh… Vì thế, Hà Tĩnh xây dựng kế hoạch cụ thể, tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp linh hoạt, đảm bảo sản xuất thắng lợi.
Với đặc thù của một đơn vị chủ lực trong huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, công tác tăng gia sản xuất để bộ đội có những bữa cơm ngon, giàu chất dinh dưỡng, đảm bảo an toàn luôn được Trung đoàn 841 (Bộ CHQS tỉnh Hà Tĩnh) đặc biệt quan tâm.
Thời điểm này, nhiều hộ chăn nuôi lợn tại Hà Tĩnh đang rục rịch tái đàn để phục vụ nhu cầu thực phẩm tăng cao dịp cuối năm. Tuy nhiên, giá cám vẫn ở mức cao khiến người nuôi đang thận trọng trong việc tái đàn.
Thời điểm này, người chăn nuôi lợn ở Hà Tĩnh đang chuẩn bị các kế hoạch tái đàn, tăng đàn để kịp phục vụ thị trường cuối năm. Đây là cơ hội để các trang trại chăn nuôi lợn nái mở rộng quy mô sản xuất, đáp ứng nhu cầu con giống ngày càng cao của thị trường.
Căn bệnh bong võng mạc cướp đi ánh sáng đôi mắt nhưng bằng sự nỗ lực và tinh thần lạc quan, ông Phạm Văn Hòa (thôn Trung Văn, xã Thạch Văn, Thạch Hà, Hà Tĩnh) đã vươn lên xây dựng cuộc sống khá giả, hạnh phúc.
Giá thức ăn chăn nuôi tăng ở mức kỷ lục kéo chi phí đầu tư cho sản xuất lên cao khiến người chăn nuôi trên địa bàn Hà Tĩnh đang phải đối mặt với nhiều khó khăn...
Với hình thức chăn nuôi liên kết, mỗi năm, trại lợn quy mô 1.200 con/năm của gia đình ông Nguyễn Tiến Mạnh ở thôn 1 - Bồng Giang, xã Đức Giang (Vũ Quang - Hà Tĩnh) được Công ty cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam trả hơn 500 triệu đồng tiền công chăm sóc.
UBND huyện Hương Khê vừa phát đi văn bản về việc đình chỉ hoạt động chăn nuôi đối với hộ ông Phan Ngọc Hạnh (ở thôn 6, xã Hương Giang, huyện Hương Khê, Hà Tĩnh) vì đã có hành vi xả thải gây ô nhiễm môi trường.
Hai trại chăn nuôi lợn của hộ ông Phạm Trần Sum và Đinh Thăng Long, cùng thuộc xã Xuân Mỹ (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) bị ngành chức năng xử phạt tổng số tiền 53,5 triệu đồng do vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Sau tết Nguyên đán, người chăn nuôi tại Hà Tĩnh lại tập trung tái đàn để duy trì sản xuất. Theo khuyến cáo của ngành chuyên môn, các hộ dân, cơ sở chăn nuôi cần chủ động phòng chống dịch bệnh, tránh tình trạng tái đàn ồ ạt.
Những năm qua, các cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất đã trợ lực cho nông dân Hà Tĩnh đầu tư ngày càng nhiều mô hình nông nghiệp công nghệ cao, tăng hiệu quả kinh tế nông nghiệp.
Khi dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) trên địa bàn được khống chế, người chăn nuôi ở Vũ Quang (Hà Tĩnh) đã nhanh chóng vệ sinh chuồng trại, thực hiện tái đàn, tăng đàn trong điều kiện đảm bảo an toàn sinh học để phục vụ thị trường tết.