Theo Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh Nguyễn Công Hoàng, hiện tượng cá chết hàng loạt có thể là do mưa lũ, nước bị ngọt hóa nhanh khiến cho môi trường thay đổi đột ngột, cá bị sốc nước.
Ngư trường ổn định, ngư dân tích cực bám biển vươn khơi nên từ đầu năm đến nay sản lượng khai thác hải sản của Hà Tĩnh ước đạt 39.500 tấn, cho giá trị sản xuất khoảng 1.902 tỷ đồng.
Trên cơ sở dự báo thời tiết, ngư trường đánh bắt, các địa phương ven biển Hà Tĩnh phấn đấu sản lượng khai thác thủy sản vụ cá Bắc năm 2023 – 2024 khoảng 17.500 tấn, ước trị giá 900 tỷ đồng.
Mẫu nước tại khu vực cá chẽm bị chết ở xã Thạch Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) gửi tới Trung tâm Quan trắc môi trường và bệnh thủy sản miền Bắc dự kiến 3 - 4 ngày sẽ có kết quả.
Nhờ thực hiện tốt công tác quản lý Nhà nước về khai thác thủy sản, ngư dân tích cực bám biển vươn khơi nên sản lượng khai thác thủy sản 9 tháng năm 2023 của Hà Tĩnh ước đạt 32.327 tấn, tăng gần 3% so với cùng kỳ năm ngoái.
Sau đợt mưa lớn vừa qua, người nuôi tôm ở Hà Tĩnh đang tích cực thực hiện các biện pháp ổn định môi trường nước, tăng sức đề kháng cho con nuôi để phòng ngừa dịch bệnh.
Tín hiệu tích cực từ thị trường khi giá tôm được dự báo có xu hướng tăng từ nay đến đầu quý I/2024 được xem động lực giúp người nuôi tôm tại Hà Tĩnh hăng hái thả nuôi vụ tôm thu - đông.
Liên minh Hợp tác xã Hà Tĩnh, Chi cục Thuỷ sản tỉnh đã tư vấn kỹ thuật nuôi và hỗ trợ kết nối đầu ra sản phẩm cá tầm cho Hợp tác xã Chăn nuôi Tân Hải Nguyên (xã Phú Gia, Hương Khê).
Hà Tĩnh sẽ xử lý đối với tàu cá có chiều dài từ 15m trở lên mất tín hiệu kết nối thiết bị giám sát hành trình để chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (khai thác IUU).
Lãnh đạo Hà Tĩnh đề nghị các đơn vị liên quan thực hiện tốt Kế hoạch 67/KH-UBND về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định.
Cùng với cả nước, Hà Tĩnh đang triển khai đồng bộ các giải pháp, tập trung cho đợt cao điểm chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (chống khai thác IUU), quyết tâm tháo gỡ cảnh báo “thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu (EC).
Những tháng đầu năm nay, thời tiết thuận lợi, giá nhiên liệu ổn định, nguồn lợi thủy sản dồi dào, ngư dân Hà Tĩnh tích cực bám biển vươn khơi đánh bắt được 3.286 tấn hải sản các loại.
Gần 1 tấn cá giống đã được thả xuống hồ Kẻ gỗ (xã Cẩm Mỹ, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) để tái tạo, phát triển nguồn lợi thủy sản. Hoạt động cũng nhằm vận động, kêu gọi Nhân dân tích cực chung tay bảo vệ môi trường.
Tập trung cao cho việc nâng cấp hệ thống hạ tầng ao đầm theo hướng thâm canh, công nghệ cao được xem là giải pháp hữu hiệu mà nhiều người nuôi tôm tại Hà Tĩnh lựa chọn để đảm bảo vụ nuôi xuân - hè thắng lợi, cho năng suất tốt.
Cơ quan chuyên môn Hà Tĩnh khuyến cáo, người nuôi ngao ở các địa phương trên địa bàn tỉnh khi thả nuôi, chăm sóc cần tuân thủ quy trình, hướng dẫn kỹ thuật để hạn chế rủi ro, thiệt hại.
Theo kết luận của Trung tâm Quan trắc môi trường và bệnh thủy sản miền Bắc, hiện tượng ngao chết tại Hà Tĩnh thời gian qua là do nuôi mật độ quá dày, nguồn thức ăn phù du trong tự nhiên thấp, gặp thời tiết lạnh làm cho sức đề kháng của vật nuôi giảm.
Những ngày này, thời tiết thuận lợi, vùng biển ven bờ Hà Tĩnh liên tục xuất hiện các luồng cá cơm, cá đù lớn. Ngư dân phấn khởi giong thuyền ra khơi vì có thể thu tiền triệu sau mỗi chuyến đi biển.
Hơn 1,36 tấn cá giống đã được thả xuống hồ Đập Ghè (xã Thạch Hạ, TP Hà Tĩnh) nhằm tái tạo, phát triển nguồn lợi thủy sản và v ận động, kêu gọi Nhân dân tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hệ sinh thái.
Hoạt động thả cá tái tạo nguồn lợi thuỷ sản được tổ chức nhằm tuyên truyền đến các tầng lớp nhân dân Hà Tĩnh nâng cao ý thức, trách nhiệm trong công tác bảo vệ, bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản.
Kết nối thiết bị giám sát hành trình là điều kiện để truy xuất nguồn gốc hải sản khai thác, góp phần gỡ “thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu (EC). Tuy nhiên, tình trạng thiết bị giám sát tàu cá hư hỏng, mất kết nối đang khiến cho công tác quản lý khai thác thủy sản tại Hà Tĩnh gặp khó.
Hà Tĩnh đang nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU) theo các khuyến nghị của Ủy ban châu Âu (EC) để từng bước phát triển nghề cá bền vững, có trách nhiệm.
Giá xăng, dầu giảm đã tạo động lực cho ngư dân Hà Tĩnh vươn khơi, bám biển sau thời gian dài phải “nằm bờ”. Chính điều này đã khiến cho hoạt động thu mua hải sản tại các cảng cá, bến thuyền sôi động trở lại.
Hơn 150 cán bộ quản lý cảng cá và ngư dân xã Thạch Kim (Lộc Hà - Hà Tĩnh) đã được Cục Kiểm ngư Việt Nam tuyên truyền, bổ sung các kiến thức về các quy định khai thác thủy hải sản trên biển, tình hình tàu cá vi phạm IUU...
Hình thức nuôi tôm quảng canh đang dần bộc lộ nhiều hạn chế trong kiểm soát dịch bệnh nên nhiều người dân Hà Tĩnh đã mạnh dạn đầu tư chuyển đổi sang nuôi bán thâm canh, thâm canh công nghệ cao để tăng năng suất, chất lượng...
Vụ cá Bắc ở Hà Tĩnh gặp nhiều khó khăn do thời tiết trên biển diễn biến thất thường, dù vậy, bà con ngư dân các địa phương vẫn kiên trì bám biển, vươn khơi để thu về giá trị sản xuất gần 870 tỷ đồng.
Dù gặp phải nhiều khó khăn do giá xăng dầu “leo thang”, thời tiết thất thường, dịch bệnh còn tiềm ẩn những nguy cơ khó lường, song, ngư dân Hà Tĩnh vẫn tích cực tu sửa tàu thuyền, ngư lưới cụ để ra khơi “đón” vụ cá nam...
Thành phố Hà Tĩnh phối hợp với Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh (Sở NN&PTNT) thả hơn 1 tấn trai, 5 tạ cá các loại xuống một số hồ đập thủy lợi, hồ điều hòa nhằm tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn.