Chị em tình nguyện kể chuyện dậy từ 3 giờ sáng lo cơm nước tại khu cách ly

(Baohatinh.vn) - Để có những bữa cơm ngon, đủ chất dinh dưỡng cho các khu cách ly tập trung ở Hà Tĩnh, những đầu bếp không chuyên là những cán bộ, giáo viên, người dân tình nguyện thường xuyên thức khuya, dậy sớm để làm việc với mong ước chúng ta sớm đẩy lùi được bệnh dịch Covid-19.

Chị em tình nguyện kể chuyện dậy từ 3 giờ sáng lo cơm nước tại khu cách ly

Để có những bữa ăn sáng kịp thời cho những người cách ly, đội ngũ hậu cần phải thức dậy từ 3 giờ sáng để chuẩn bị.

Xã Hà Linh (Hương Khê) có hơn 70 lao động từ Lào, Thái Lan trở về, phải cách ly tập trung. Chủ tịch UBND xã Hà Linh - Đặng Văn Cúc cho biết, là một xã nghèo, chúng tôi không đủ điều kiện để thuê nhà hàng hay mua sẵn cơm suất mà phải cắt cử cán bộ xã trực tiếp đi chợ, nấu cơm phục vụ cho công dân trong khu cách ly. Theo tinh thần chỉ đạo của cấp trên, chúng tôi tạm ứng kinh phí chi tiêu và giao cho hội phụ nữ đảm nhiệm.

Chị em tình nguyện kể chuyện dậy từ 3 giờ sáng lo cơm nước tại khu cách ly

Đến khoảng 5 giờ sáng, việc nấu nướng đã cơ bản hoàn tất.

Từ những chỉ đạo của lãnh đạo xã, những ngày này, căn nhà nhỏ của Phó Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Hà Linh (huyện Hương Khê) Trần Thị Kim Huệ bất đắc dĩ trở thành một nhà bếp tập thể cỡ lớn.

Để có hơn 70 suất ăn mỗi ngày, cán bộ, người dân địa phương phải chuẩn bị, nấu nướng liên tục từ sáng sớm đến đêm khuya.

Chị em tình nguyện kể chuyện dậy từ 3 giờ sáng lo cơm nước tại khu cách ly

Đội ngũ hậu cần cắt cử người đi chợ lúc tờ mờ sáng để kịp mua thực phẩm tươi ngon

4h30 sáng, chúng tôi có mặt tại đây, 6 chị em là cán bộ văn phòng, cán bộ hội phụ nữ, đoàn thanh niên vừa làm việc, vừa nói chuyện rôm rả. Lúc này, món xôi sáng đã cơ bản chuẩn bị xong, các chị tất bật để đóng hộp, sớm vận chuyển vào khu cách ly.

Để có những suất ăn nóng hổi như vậy, các chị phải thức dậy từ 3 giờ sáng chuẩn bị, nấu nướng.

Chị em tình nguyện kể chuyện dậy từ 3 giờ sáng lo cơm nước tại khu cách ly

Bữa ăn sáng nhanh cũng là chút thời gian nghỉ ngơi ít ỏi của những người phục vụ.

Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Hà Linh - Nguyễn Thị Vỹ cho hay: Từ ngày xã thành lập bếp ăn phục vụ khu cách ly, ngày nào chị em cũng phải thức dậy từ 3 giờ sáng để nấu nướng. Mặc dù bữa sáng chỉ làm khá đơn giản là suất xôi, bánh mướt… nhưng là địa bàn xa các khu trung tâm, chợ lớn nên chúng tôi phải tự tay chuẩn bị tất cả. Đến khoảng 5 giờ sáng thì cắt cử người đơm xôi vào hộp, người lo đi chợ để còn kịp chuẩn bị bữa trưa.

Chị em tình nguyện kể chuyện dậy từ 3 giờ sáng lo cơm nước tại khu cách ly

Công việc của những người tình nguyện này diễn ra liên tục trong ngày

"Ngày có chợ phiên thì đỡ, ngày không có chị em lại phải đi ngược gần 10 km lên xã Phúc Đồng để mua thực phẩm. Chợ ở quê, khoảng 6 giờ đã tàn rồi nên phải đi sớm để lựa thực phẩm tươi, ngon hơn. Đêm thì làm đến tối mịt, thường là vo gạo, ngâm đậu… để chuẩn bị trước cho bữa sáng hôm sau, khi hết việc chúng tôi mới về nghỉ”.

Chị em tình nguyện kể chuyện dậy từ 3 giờ sáng lo cơm nước tại khu cách ly

Tiếp nối tới khuya và lại tiếp tục vào sáng sớm hôm sau.

Để có những bữa cơm ngon, an toàn cho công dân cách ly, họ phải tạm gác việc nhà, việc chuyên môn để chung sức làm hậu cần cho khu cách ly. Chị Phan Thị Thuận - cán bộ Văn phòng Đảng ủy xã Hà Linh tâm sự, dù đang chuẩn bị cho Đại hội Đảng bộ xã sắp tới, công việc chuyên môn nhiều, nhưng tôi cố gắng sắp xếp để cùng giúp sức nấu ăn phục vụ khu cách ly.

“Cứ hơn 3 giờ sáng thì tôi dậy đi, do chồng là bộ đội xa nhà, xong bữa sáng, tôi được chị em ưu tiên cho về sớm hơn để chuẩn bị ăn sáng cho con nhỏ. Xong việc lại chạy ra giúp mọi người, hoặc làm việc chuyên môn, nhiều khi không kịp nghỉ ngơi bởi người làm thì ít, công việc thì nhiều, vừa chuẩn bị xong bữa này thì phải chia nhau dọn dẹp, chuẩn bị cho bữa sau. Do không quen nên thời gian đầu, nhiều người khá mệt mỏi bởi tiếp xúc liên tục với mùi thức ăn. Vất vả là vậy nhưng chúng tôi cũng luôn tự động viên nhau vượt qua”, chị Thuận tâm sự.

Tại xã Lưu Vĩnh Sơn (huyện Thạch Hà), dịp này, cũng có gần 70 người trong diện phải cách ly tập trung.

Chị em tình nguyện kể chuyện dậy từ 3 giờ sáng lo cơm nước tại khu cách ly

Xã Lưu Vĩnh Sơn (huyện Thạch Hà) có nhiều giáo viên tình nguyện tham gia vào đội ngũ hậu cần.

Để thuận lợi cho việc nấu nướng, xã khắc phục, sửa chữa bếp ăn tập thể của Trường Tiểu học Thạch Lưu để phục vụ.

Công việc hậu cần ngoài cán bộ xã còn có sự giúp sức của giáo viên các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn.

Chị em tình nguyện kể chuyện dậy từ 3 giờ sáng lo cơm nước tại khu cách ly

Các công đoạn nấu nướng được phân công cụ thể cho từng người.

Cô Dương Thị Huyền (giáo viên trường mầm non Bắc Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn) chia sẻ, đợt này, công việc dạy học không bận rộn nên chúng tôi tình nguyện ra giúp sức cho bếp ăn tập thể phục vụ khu cách ly.

Chị em tình nguyện kể chuyện dậy từ 3 giờ sáng lo cơm nước tại khu cách ly

Là những đầu bếp không chuyên nhưng đội ngũ hậu cần luôn cố gắng để người dân trong khu cách ly có những bữa ăn ngon, đảm bảo dinh dưỡng.

Chúng tôi không phải là những đầu bếp chuyên nghiệp nhưng chắc chắn sẽ luôn cố gắng để người dân có những bữa ăn ngon nhất. Tuy nhiên, khó để làm hài lòng, vừa ý tất cả mọi người, do đó cũng mong người dân trong khu cách ly thông cảm, cùng cố gắng vượt qua đại dịch.

Chị em tình nguyện kể chuyện dậy từ 3 giờ sáng lo cơm nước tại khu cách ly

Các suất ăn được vận chuyển đến các khu cách ly.

Biết rằng, những người phải cách ly có nhiều vất vả, khó khăn. Tuy nhiên, những người phục vụ cũng có những nỗi niềm riêng. Họ chỉ mong tất cả mọi người có những thông cảm, chia sẻ, thấu hiểu nhau, cùng đoàn kết đẩy lùi dịch Covid-19.

Chủ đề Phòng chống dịch Covid-19

Đọc thêm

MS2413: Tiếng khóc nhói lòng của 3 chị em mồ côi

MS2413: Tiếng khóc nhói lòng của 3 chị em mồ côi

Mẹ lấy chồng mới, bố đột ngột qua đời, trong căn nhà xây dựng dở dang, 3 đứa trẻ mồ côi ở xã Kỳ Trung, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh đang nương tựa vào nhau sống trong chuỗi ngày buồn tủi.
Bàn giao nhà đồng đội cho quân nhân khó khăn

Bàn giao nhà đồng đội cho quân nhân khó khăn

Ngôi nhà đồng đội được trao tặng góp phần giúp quân nhân Lê Đình Trọng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) ổn định cuộc sống, an tâm công tác và thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
Cần sớm sửa chữa cầu Cơn Gáo ở Kỳ Hoa

Cần sớm sửa chữa cầu Cơn Gáo ở Kỳ Hoa

Cầu Cơn Gáo thuộc xã Kỳ Hoa (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) có vai trò rất quan trọng trong việc triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn hồ chứa nước thượng nguồn Sông Trí vào mỗi mùa mưa lũ.
Thiếu nước sạch bên... nhà máy nước!

Thiếu nước sạch bên... nhà máy nước!

Dù trên địa bàn có nhà máy nước sạch song nhiều năm qua, rất nhiều hộ dân ở xã Tiến Lộc cũ, nay là thị trấn Nghèn (Can Lộc, Hà Tĩnh) lại rơi vào tình trạng thiếu nước sạch!
"Chìa khóa" giảm nghèo bền vững tại TP Hà Tĩnh

"Chìa khóa" giảm nghèo bền vững tại TP Hà Tĩnh

Lựa chọn mô hình sinh kế phù hợp, đồng hành cùng người dân trong sản xuất, chăn nuôi, TP Hà Tĩnh từng bước giảm tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo, nâng cao đời sống cho người dân.
Trao tặng nhiều phần quà cho học sinh khó khăn

Trao tặng nhiều phần quà cho học sinh khó khăn

Nhân kỷ niệm 110 năm ngày sinh đồng chí Lý Tự Trọng (20/10/1914-20/10/2024), các tổ chức đoàn đã tổ chức nhiều hoạt động thiện nguyện hướng đến các em học sinh khó khăn.