(Baohatinh.vn) - Chỉ số Nhà quản trị Mua hàng (PMI) toàn phần lĩnh vực sản xuất Việt Nam của Nikkei – một chỉ số tổng hợp về kết quả hoạt động của ngành sản xuất - đã giảm nhẹ từ mức 52,5 điểm của tháng 4 còn 52 điểm trong tháng 5 nhưng vẫn cho thấy sự cải thiện về điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất của Việt Nam.
Ảnh minh họa: Internet
"Sức khỏe" của lĩnh vực sản xuất Việt Nam trong tháng 5 được ghi nhận cải thiện chậm hơn, mặc dù cả sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới đều tăng mạnh. Việc thu hút được khách hàng mới đã giúp các công ty có số lượng đơn đặt hàng mới tăng mạnh nhất trong năm 2019 tính đến thời điểm này. Số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới cũng tăng trong tháng 5.
Số lượng đơn đặt hàng mới tăng cả từ khách hàng trong nước và nước ngoài được cho là nguyên nhân dẫn đến tăng sản lượng ngành sản xuất. Đến nay tăng trưởng đã được ghi nhận trong suốt 1,5 năm qua.
Lĩnh vực sản xuất hàng hóa đầu tư cơ bản có kết quả hoạt động tốt nhất trong tháng 5 khi có mức tăng trưởng nhanh nhất về sản lượng, số lượng đơn đặt hàng mới và số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới.
Mức giảm nhẹ của chỉ số chính chủ yếu phản ánh mức giảm về việc làm lần thứ ba trong bốn tháng qua. Số lượng việc làm giảm nhẹ, và các thành viên nhóm khảo sát chủ yếu cho rằng nguyên nhân là do nhân viên nghỉ việc và nghỉ hưu.
Các nhà sản xuất đã gia tăng hoạt động mua hàng với mức độ mạnh và nhanh hơn trong tháng 5 khi họ phải đáp ứng yêu cầu tăng sản lượng. Hoạt động mua hàng hóa đầu vào tăng đã góp phần làm tăng tồn kho hàng mua lần thứ hai trong hai tháng. Các nhà cung cấp có đủ lượng hàng hóa dự trữ nên thời gian giao hàng đã được cải thiện.
Trong khi đó hàng tồn kho thành phẩm giảm trong tháng 5, từ đó kết thúc thời kỳ tăng kéo dài 7 tháng. Ở những nơi có hàng tồn kho sau sản xuất giảm, nguyên nhân được cho là do hàng tồn kho được dùng để đáp ứng những đơn đặt hàng mới.
Tốc độ tăng chi phí đầu vào đã giảm nhẹ và chậm hơn mức trung bình của lịch sử chỉ số. Ở những nơi giá cả đầu vào tăng, các thành viên nhóm khảo sát nêu nguyên nhân là do chi phí điện, xăng dầu tăng. Mức tăng chi phí tương đối yếu và nhu cầu yếu được báo cáo ở một số thị trường xuất khẩu khiến các công ty tiếp tục giảm nhẹ giá đầu ra trong tháng 5. Giá cả đầu ra đã giảm suốt 6 tháng liên tục.
Mức độ lạc quan trong kinh doanh đã được cải thiện tháng thứ ba liên tiếp thành mức cao nhất kể từ tháng 11 năm ngoái. Sự lạc quan về tăng trưởng sản lượng phản ánh kỳ vọng tăng số lượng đơn đặt hàng mới và việc đưa ra các sản phẩm mới.
Bình luận về dữ liệu khảo sát PMI ngành sản xuất Việt Nam, Andrew Harker, Phó Giám đốc tại IHS Markit, công ty thu thập kết quả khảo sát, nói: “Khía cạnh cầu của lĩnh vực sản xuất Việt Nam vẫn có triển vọng tốt trong tháng 5, khi cả sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới đều tăng nhanh hơn. Tuy nhiên, có vẻ như có những vấn đề liên quan đến nguồn cung lao động khi có các báo về tình trạng nghỉ việc và nghỉ hưu dẫn đến số lượng việc làm giảm mặc dù nhu cầu và yêu cầu sản lượng đều tăng. Điều này dẫn đến PMI có kết quả thấp hơn, một bức tranh có thể đảo ngược trong những tháng tới nếu nhu cầu vẫn còn mạnh và các công ty có thể thay thế những công nhân đã nghỉ”.
Trong số 4 dự án TP Hà Tĩnh đề xuất khởi công mới đầu tư giai đoạn 2026-2030 có 3 dự án đề xuất hỗ trợ đầu tư từ nguồn ngân sách Trung ương và 1 dự án từ nguồn ngân sách tỉnh.
Công ty CP Đầu tư xây dựng bất động sản Trọng Tín - đơn vị vừa trúng đấu giá quyền khai thác 3 mỏ khoáng sản đã có văn bản đề nghị Sở TN&MT Hà Tĩnh hướng dẫn các bước tiếp theo để sớm hoàn thành đầy đủ các thủ tục thực hiện khai thác khoáng sản.
Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Hà Tĩnh Trần Văn Kỳ đề nghị huyện Kỳ Anh cần tích cực phối hợp với ngành thuế và các đơn vị chức năng tăng cường xử lý, thu hồi nợ đọng về thuế trong khai thác khoáng sản.
29 dự án đầu tư xây dựng với tổng vốn hơn 291 tỷ đồng do Công ty Điện lực Hà Tĩnh quản lý khi hoàn thành sẽ góp phần nâng cao chất lượng điện năng, thúc đẩy phát triển kinh tế.
Với tinh thần ngớt mưa là ra công trường, các đơn vị thi công cao tốc Bắc - Nam qua Hà Tĩnh đang tranh thủ thời gian, nỗ lực tăng tốc, đảm bảo tiến độ hoàn thành công trình vào dịp 30/4/2025.
Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Văn Kỳ đề nghị UBND huyện Thạch Hà phối hợp với Sở TN&MT và ban, ngành Hà Tĩnh để thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực khoáng sản, trong đó có việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp.
Hai năm liền đứng đầu về chỉ số DDCI, thu hút đầu tư đạt được nhiều kết quả quan trọng cho thấy TX Hồng Lĩnh đang vững bước trên hành trình trở thành đô thị hạt nhân phía Bắc Hà Tĩnh.
Trước tình hình bất lợi của thời tiết do ảnh hưởng bão số 6, Công ty Điện lực Hà Tĩnh đang tập trung khắc phục nhanh các khiếm khuyết trên lưới, đảm bảo cấp điện an toàn, ổn định.
Dự án đường dây và trạm biến áp 110 kV Lộc Hà (Hà Tĩnh) đang được khẩn trương thi công nhằm nâng cao độ tin cậy cung cấp điện, hóa giải tình trạng quá tải điện năng trên địa bàn.
Huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) phối hợp với các đơn vị liên quan duy tu, sửa chữa các tuyến đường vận chuyển khoáng sản để hạn chế ô nhiễm môi trường, đảm bảo an toàn cho người dân.
Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh (CHXHCN Việt Nam) và Cục Hải quan tỉnh Bolikhămxay (CHDCND Lào) đã thỏa thuận, thống nhất và ký kết hợp tác toàn diện trên các lĩnh vực hải quan.
Đoàn giám sát HĐND tỉnh Hà Tĩnh đề nghị huyện Nghi Xuân tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật về khoáng sản, nhất là tình trạng khai thác khoáng sản trái phép.
Với nhiều chính sách thu hút đầu tư thông thoáng, đến thời điểm này, tỉnh Hà Tĩnh đã thu hút 191 dự án đầu tư trong và ngoài nước vào các khu kinh tế, khu công nghiệp trên địa bàn.
Đoàn giám sát HĐND tỉnh Hà Tĩnh đề nghị TX Kỳ Anh cần tăng cường phối hợp với các ban ngành cấp tỉnh trong công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về khoáng sản.
Đoàn giám sát HĐND tỉnh Hà Tĩnh đề nghị huyện Cẩm Xuyên thực hiện hiệu quả các quy định pháp luật trong quản lý, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường.
Trước những băn khoăn, nghi ngờ của dư luận ngay sau khi kết quả được công bố, đại diện đơn vị vừa tổ chức đấu giá 4 mỏ khoáng sản tại Hà Tĩnh cho rằng "không có gì là bất thường"...
Sự phát triển của công nghiệp nông thôn trên địa bàn Hà Tĩnh đã nâng cấp sản phẩm địa phương trở thành chuỗi giá trị bền vững, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa.
Sau nhiều năm thi công, đến nay những hạng mục cuối cùng của Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 8A - tuyến đường bộ ngắn nhất từ Hà Tĩnh sang nước bạn Lào đang được gấp rút hoàn thiện.
Việc đưa tổ máy số 2 Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1 (Hà Tĩnh) vào vận hành thương mại trở lại góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, phục vụ nền kinh tế giai đoạn cuối năm.
Công ty Điện lực Hà Tĩnh đang tổng lực triển khai các giải pháp với mục tiêu giảm tỷ lệ tổn thất điện năng, nâng cao độ tin cậy cấp điện phục vụ nền kinh tế những tháng cuối năm.
Còn hơn 2 tháng nữa là hết thời hạn niên độ ngân sách năm 2024, các địa phương, đơn vị ở Hà Tĩnh đang tập trung cao cho công tác giải ngân vốn đầu tư công chặng nước rút.
Giai đoạn cuối năm, doanh nghiệp Hà Tĩnh đẩy mạnh sản xuất – kinh doanh, trong khi điện tăng giá sẽ đồng nghĩa với việc phát sinh chi phí, ảnh hưởng đến thu nhập.
Chỉ còn hơn 6 tháng trước mốc thời gian hoàn thành tuyến cao tốc Bắc - Nam đoạn qua Hà Tĩnh nên thời gian này, các chủ đầu tư tăng cường chỉ đạo nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công dự án.
Dự án trung tu tổ máy số 2 Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1 (Hà Tĩnh) cơ bản hoàn thành, tổ máy đang trong quá trình chạy thử để đưa vào khai thác thương mại trong tháng 10 này.
Nguồn vật liệu cát, đất, đá để xây dựng cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2 đã được các địa phương, chủ đầu tư, nhà thầu gấp rút tìm kiếm và đẩy nhanh thủ tục khai thác. Đến nay, vật liệu thi công cho các dự án cao tốc về cơ bản đã không còn thiếu.
Các đơn vị thi công đang huy động tối đa phương tiện, máy móc, nhân lực để thi công Dự án nâng cấp tuyến kè và đường hai bên bờ sông Trí (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh), phấn đấu hoàn thành vào năm 2025.
Hà Tĩnh sẽ tạo điều kiện cho NovaWind Việt Nam trong quá trình khảo sát, tìm hiểu cơ hội đầu tư vào các lĩnh vực năng lượng tái tạo, phù hợp với quy hoạch phát triển điện lực.
41,7% doanh nghiệp ngành chế biến – chế tạo của Hà Tĩnh nhận định tình hình sản xuất kinh doanh quý IV/2024 sẽ tốt hơn và 43,7% doanh nghiệp dự báo giữ ổn định so với quý III.