Chính phủ các nước đón đầu làn sóng vũ trụ ảo

Vũ trụ ảo không chỉ là một nơi để mua bán hàng hóa ảo, gặp gỡ mọi người dưới dạng các hình đại diện (avatar), mà còn xuất hiện các dịch vụ công khi chính phủ nhiều nước không muốn bỏ lỡ làn sóng này.  

Chính phủ các nước đón đầu làn sóng vũ trụ ảo

Thị trưởng Seoul Oh Se Hoon tham dự một sự kiện trong vũ trụ ảo để minh họa cho kế hoạch của thành phố. (Ảnh: Chính quyền thành phố Seoul).

Đảo quốc Barbados, Seoul (Hàn Quốc) hay Thượng Hải (Trung Quốc) đều không che giấu tham vọng gia nhập vũ trụ ảo (metaverse) để cung cấp các dịch vụ công và lãnh sự. Theo các chuyên gia, chính phủ các nước khác sẽ làm theo một khi vũ trụ ảo trở nên phổ biến.

Trước đó, các doanh nghiệp tư nhân như Facebook (nay là Meta) cho biết sẽ đầu tư vào metaverse. Giáo sư Keith Carter của Đại học Quốc gia Singapore cho rằng, tốt nhất chính phủ nên biết về vũ trụ này do thế giới ảo sẽ mô phỏng cuộc sống và công việc kinh doanh trong đợi thực.Đảo quốc Barbados, Seoul (Hàn Quốc) hay Thượng Hải (Trung Quốc) đều không che giấu tham vọng gia nhập vũ trụ ảo (metaverse) để cung cấp các dịch vụ công và lãnh sự. Theo các chuyên gia, chính phủ các nước khác sẽ làm theo một khi vũ trụ ảo trở nên phổ biến.

Metarverse là cụm từ vay mượn từ tiểu thuyết khoa học viễn tưởng, mô tả một thế giới truy cập qua Internet bằng các công cụ như kính thông minh hay thiết bị thực tế ảo (VR) hoặc thực tế tăng cường (AR). Thị trường metarverse dự kiến đạt giá trị khoảng 42 tỷ USD vào năm 2026, theo hãng nghiên cứu Strategy Analytics nhờ mối quan tâm ngày một lớn vào không gian ảo cho học tập, lao động và giải trí trong đại dịch.

Chính phủ sẽ có những vai trò hoàn toàn mới trong không gian ảo, nơi thẩm quyền chưa được định nghĩa rõ ràng. Steve Benford, Giáo sư khoa học máy tính Đại học Nottingham, nhận định: “An ninh mạng, tự do và bảo vệ thông tin, an toàn trên mạng là các vấn đề chính phủ quan tâm. Danh sách dự kiến còn kéo dài nếu và khi metarverse trở thành trải nghiệm hàng ngày của mọi người”. Theo ông, chính phủ đã hoạch định cách chính sách ảnh hưởng đến vũ trụ ảo, chính vì vậy, họ có nghĩa vụ phải hiện diện trong môi trường đó để chịu trách nhiệm.

Đưa dịch vụ công lên vũ trụ ảo

Seoul là thành phố lớn đầu tiên công bố gia nhập vũ trụ ảo, Chính quyền đô thị Seoul (SMG) sẽ xây dựng “hệ sinh thái metarverse cho tất cả dịch vụ công liên quan đến kinh tế, văn hóa, du lịch, giáo dục và khiếu nại dân sự”.

Nền tảng dịch vụ công Metarverse Seoul dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2022. Trong khi đó, một tòa thị chính ảo, nơi công dân gặp gỡ các quan chức thông qua avatar và nộp đơn khiếu nại, sẽ được thiết lập vào năm 2023.

Chính phủ sẽ làm cho vũ trụ ảo bao hàm tất cả mọi người, không bỏ sót một đối tượng nào. Seoul cho biết sẽ xây dựng “nhiều dịch vụ cho những người yếu thế, bao gồm cả người khuyết tật”. Họ cũng hướng dẫn người cao tuổi cách dùng thế giới ảo. Kế hoạch trị giá khoảng 3,3 triệu USD đầu tư, nằm trong kế hoạch 10 năm của Thị trưởng Oh Se Hoon cho thành phố với mục tiêu cải thiện chỉ số cạnh tranh toàn cầu.

Trước chiến lược metarverse, chính quyền Seoul đã dùng công nghệ số và dữ liệu thời gian thực để tối ưu hóa hoạt động của thành phố. Metaverse sẽ là tiến bộ tiếp theo của thành phố. Seoul muốn dùng trí tuệ nhân tạo để theo dõi trung tâm xử lý nước thải và cống rãnh. Chat bot trí tuệ nhân tạo (AI) giải đáp mọi câu hỏi liên quan đến tất cả mọi thứ, từ vi phạm đỗ xe đến Covid-19.

Quốc đảo Barbados lại cho biết sẽ mở “đại sứ quán vũ trụ ảo” đầu tiên của thế giới trên nền tảng thực tế ảo Decentraland, đồng thời lên kế hoạch mở đại sứ quán trên các nền tảng khác. Gabriel Abed, người phụ trách chiến lược metarverse của Barbados, lý giải họ làm vậy vì là nước nhỏ, không đủ nguồn lực để mở hàng chục đại sứ quán truyền thống nhằm mở rộng dấu ấn ngoại giao trên toàn cầu. Theo ông, nó giúp ngoại giao của Barbados ngang hàng với các nước khác, là một cách để trình diễn văn hóa, cơ hội kinh doanh cho mọi người, đồng thời nắm quyền kiểm soát toàn bộ.

Ông nhận định các nước nhỏ có nhiều động lực để gia nhập metarverse. “Covid thực sự đã xáo trộn toàn cầu. Ai biết được khi nào sẽ đến đại dịch hay các đợt phong tỏa tiếp theo. Chúng tôi không thể không thử sức với các công nghệ mới để vượt qua những giới hạn này”.

Cuối tháng 12/2021, Thượng Hải – thành phố lớn nhất Trung Quốc – đã công bố kế hoạch phát triển 5 năm, lần đầu nhắc đến khái niệm metaverse. Ủy ban Công nghệ thông tin và Kinh tế chính quyền Thượng Hải nhấn mạnh vũ trụ ảo là một trong bốn chủ đề hành động, kêu gọi “khuyến khích ứng dụng metaverse trong các lĩnh vực như dịch vụ công, văn phòng kinh doanh, giải trí xã hội, sản xuất công nghiệp, an toàn sản xuất và trò chơi điện tử”. Kế hoạch cũng tăng cường hoạt động nghiên cứu, phát triển các công cụ nền như cảm biến, tương tác thời gian thực, blockchain. Tuy nhiên, văn bản không đề ra thời gian hay mục đích cụ thể cho vũ trụ ảo.

Metaverse là từ khóa được nhắc đến nhiều trong thời gian gần đây, nhất là khi Facebook đổi tên thành Meta. Tỷ phú Bill Gates cũng dự đoán hầu hết các cuộc họp ảo sẽ chuyển lên vũ trụ ảo trong 2 tới 3 năm nữa. Tuy nhiên, công nghệ hiện nay chưa đủ tốt và chưa đủ rẻ, dẫn tới các thành phố “đối mặt với chi phí lớn và không đảm bảo nhận được kết quả xứng đáng”, theo Tony Matthews, Giảng viên Đại học Griffith (Australia). Ông nghi ngờ không có nhiều thành phố chạy đua metaverse do cơ hội còn hạn chế và khá đắt đỏ. Ngoài ra, mọi người cũng chưa chấp nhận VR dù nó phổ biến hơn từ vài năm trước. Chỉ riêng việc mua headset VR để tiến vào vũ trụ ảo cũng tốn ít nhất 300 USD.

Theo Du Lam (t/h)/ictnews

Chủ đề Khoa học - kỹ thuật

Đọc thêm

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất được làm từ kyawthuite, loại khoáng chất màu đỏ cam trong suốt chỉ có một mẫu vật đặt ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Los Angeles.
Mỹ phê duyệt vaccine cúm dạng xịt

Mỹ phê duyệt vaccine cúm dạng xịt

Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm FDA chấp thuận vaccine cúm dạng xịt FluMist do AstraZeneca sản xuất, có thể tự tiêm, không cần nhân viên y tế hỗ trợ.