Chợ đầu tiên ở Cẩm Xuyên xử lý rác làm phân vi sinh

(Baohatinh.vn) - “Mô hình ủ phân vi sinh từ rác thải” tại chợ Cầu, xã Cẩm Lộc là mô hình điểm đầu tiên được triển khai trên địa bàn huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) nhằm giải quyết tình trạng tồn đọng rác thải ở các chợ dân sinh.

Hướng tới kỷ niệm 112 năm ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, Hội LHPN huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) vừa tổ chức ra mắt thí điểm “mô hình ủ phân vi sinh từ rác thải” tại chợ Cầu, xã Cẩm Lộc.

Chợ đầu tiên ở Cẩm Xuyên xử lý rác làm phân vi sinh

Để triển khai mô hình, Hội LHPN huyện Cẩm Xuyên phối hợp với chính quyền xã Cẩm Lộc đã tiến hành xây dựng 2 hố ủ phân với tổng diện tích 15 m2, chi phí để xây dựng mô hình khoảng 15 triệu đồng. Ngoài ra, Hội LHPN huyện Cẩm Xuyên còn hỗ trợ chế phẩm sinh học để địa phương triển khai mô hình trong thời gian đầu.

Chợ đầu tiên ở Cẩm Xuyên xử lý rác làm phân vi sinh

Hai hố ủ phân sau khi xây dựng xong được đưa vào sử dụng phân loại rác thải.

Chợ đầu tiên ở Cẩm Xuyên xử lý rác làm phân vi sinh

Cụ thể, rác thải hữu cơ như: lá cây, rau, củ, quả, thức ăn thừa, trái cây… sẽ được bỏ vào hố ủ rác; cứ một lớp rác sẽ được ủ với một lớp chế phẩm sinh học rồi đậy nắp kín, sau 45 ngày sẽ thành phân. Phân này sẽ được Hội LHPN xã Cẩm Lộc bán cho người dân địa phương để gây quỹ giúp đỡ phụ nữ và trẻ em nghèo.

Chợ đầu tiên ở Cẩm Xuyên xử lý rác làm phân vi sinh

Mô hình nhằm giảm lượng rác thải dễ phân hủy ra môi trường tại khu vực chợ Cầu, xã Cẩm Lộc, giảm chi phí thuê xe vận chuyển ra nhà máy rác, đồng thời tạo nguồn phân hữu cơ vi sinh để chị em phụ nữ xã Cẩm Lộc gây quỹ giúp đỡ phụ nữ và trẻ em nghèo.

Trước đây, rác thải ở chợ Cầu được tập kết rồi đưa đến bãi rác tập trung của thôn để xử lý. Theo đó, mỗi ngày, Ban Quản lý chợ Cầu phải thu gom trên 200 kg rác thải các loại. Quy trình này vừa tốn kém chi phí vận chuyển, lại vừa gây ô nhiễm môi trường vì xử lý chưa được kịp thời, khối lượng rác thải tồn đọng lớn.

Vì vậy, chúng tôi triển khai mô hình thí điểm này nhằm giúp bà con giải quyết vấn đề tồn đọng rác thải, cũng như giảm lượng rác phải đưa đi xử lý tại bãi rác tập trung. Sau mô hình thí điểm này, Hội LHPN huyện sẽ đánh giá hiệu quả và triển khai nhân rộng ở tất cả các điểm chợ trên toàn huyện.

Chủ tịch Hội LHPN huyện Cẩm Xuyên Trần Thị Thanh Liên

Chủ đề Ô nhiễm môi trường

Đọc thêm

“Thủ lĩnh” đoàn góp sức trẻ tô điểm quê hương

“Thủ lĩnh” đoàn góp sức trẻ tô điểm quê hương

Bằng sự gương mẫu, tâm huyết của bản thân, anh Nguyễn Tiến Hoàng - Bí thư Đoàn xã Đức Lĩnh (Vũ Quang, Hà Tĩnh) đã tập hợp được lực lượng thanh niên ra sức xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế.
Nữ thủ lĩnh đoàn năng động, giàu sáng kiến

Nữ thủ lĩnh đoàn năng động, giàu sáng kiến

Trần Thị Duyên - Bí thư Đoàn xã, Chủ tịch Hội LHTN xã Thạch Khê (Thạch Hà, Hà Tĩnh) là 1 trong 85 cán bộ hội được Trung ương Hội LHTN Việt Nam trao giải thưởng "15 tháng 10”.
Thăm nhà thờ liệt sĩ Lý Tự Trọng

Thăm nhà thờ liệt sĩ Lý Tự Trọng

Nhà thờ liệt sĩ Lý Tự Trọng ở xã Việt Tiến (Thạch Hà, Hà Tĩnh) là địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống cho các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ.
Ý chí tự lực, tự cường của đồng chí Lý Tự Trọng

Ý chí tự lực, tự cường của đồng chí Lý Tự Trọng

Phát huy ý chí tự lực, tự cường và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc là nội dung quan trọng trong tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Trong suốt cuộc đời cách mạng của mình, Người đã truyền thụ tinh thần tự học, sự chủ động, chuẩn bị mọi mặt các điều kiện của cách mạng đến với toàn Đảng, toàn dân và trực tiếp đến những người học trò của mình, trong đó có đồng chí Lý Tự Trọng.