Chủ tịch UBND tỉnh ra công điện về phòng chống rét đậm, rét hại

(Baohatinh.vn) - Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh chỉ đạo các địa phương theo dõi chặt chẽ diễn biến của thời tiết, tránh tình trạng để nông dân xuống giống vào thời gian thời tiết rét đậm, rét hại.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh vừa ký ban hành công điện của Chủ tịch UBND tỉnh về việc chủ động phòng chống rét đậm, rét hại trên cây trồng, vật nuôi vụ xuân 2024.

Theo báo cáo của Giám đốc Sở NN&PTNT, sản xuất vụ Xuân 2024 đến ngày 22/1/2024, tổng diện tích gieo, cấy lúa toàn tỉnh là 33.459/59.107ha đạt 56,6% kế hoạch (diện tích gieo thẳng 31.778ha, diện tích cấy 1681ha), diện tích mạ 304,75ha.

Chủ tịch UBND tỉnh ra công điện về phòng chống rét đậm, rét hại

Các địa phương cần chủ động và sẵn sàng các phương án phòng, chống rét kịp thời.

Theo dự báo của Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh, từ sáng nay (22/1), gió Đông Bắc mạnh lên cấp 3, cấp 4; vùng ven biển cấp 4, cấp 5, giật cấp 6 - cấp 7. Từ chiều tối nay (22/1), trời chuyển rét đậm, đêm và sáng 23/1 nhiều nơi chuyển rét hại, trong đợt không khí lạnh này nhiệt độ thấp nhất về đêm và sáng sớm vùng đồng bằng ven biển 10 - 12 độ C, vùng núi phía Tây 9 - 11 độ C.

Để bảo vệ an toàn sản xuất, tập trung chăm sóc các đối tượng cây trồng, vật nuôi, xét đề nghị của Sở NN&PTNT, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã; giám đốc Sở NN&PTNT, Đài PTTH tỉnh, Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Hà Tĩnh và đề nghị trưởng các đoàn công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát tại địa phương, cơ sở của Tỉnh ủy, Ủy ban MTTQ tỉnh, các đoàn thể cấp tỉnh, Báo Hà Tĩnh tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ liên quan.

Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã chỉ đạo Phòng NN&PTNT/Phòng Kinh tế; Trung tâm Ứng dụng Khoa học kỹ thuật và Bảo vệ cây trồng, vật nuôi; các phòng, ban liên quan và UBND các xã, phường, thị trấn tiếp tục thực hiện nghiêm các nội dung theo Công điện số 17/CĐ-UBND ngày 27/12/2023 của UBND tỉnh về việc chủ động phòng chống rét đậm, rét hại.

Đối với diện tích lúa đã gieo cấy: thường xuyên kiểm tra, đánh giá, có biện pháp phòng, chống rét cho lúa kịp thời; duy trì mực nước trên mặt ruộng lúa từ 2 - 3 cm, tiến hành dặm tỉa, đảm bảo mật độ phù hợp, không bón đạm cho lúa trong những ngày trời rét dưới 150C, nếu lúa bị chết phải dặm lại và chăm sóc kịp thời khi thời tiết ấm. Số diện tích chưa bắc mạ, gieo thẳng tăng cường kiểm tra, giám sát và chỉ đạo chặt chẽ thời điểm ngâm ủ, né tránh thời điểm xuống giống gặp rét.

Theo dõi chặt chẽ diễn biến của thời tiết, tránh tình trạng để nông dân xuống giống vào thời gian thời tiết rét đậm, rét hại; chủ động và sẵn sàng các phương án phòng, chống rét kịp thời; chuẩn bị đủ mạ và nguồn giống lúa dự phòng đảm bảo chất lượng để chủ động khắc phục khi cần thiết, đảm bảo kế hoạch.

Đối với cây trồng cạn: tiếp tục chỉ đạo nông dân chăm sóc các loại rau màu vụ Đông; thu hoạch kịp thời cây vụ Đông đã đến thời kỳ thu hoạch để đảm bảo năng suất và chất lượng. Tiến hành gieo trồng các loại cây trồng cạn (lạc, ngô, khoai và các loại rau màu) vụ Xuân năm 2024 khi thời tiết thuận lợi, không gieo trồng khi thời tiết còn rét đậm. Tranh thủ đất đủ ẩm, trời ấm để gieo trỉa lạc, kết thúc trong tháng 2/2024.

Chủ động phát hiện và phòng trừ bệnh đạo ôn ngay từ đầu vụ để hạn chế nguồn bệnh; hướng dẫn các biện pháp phòng trừ kịp thời chuột, ruồi đục nõn, rệp xanh, tuyến trùng rễ...

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra sản xuất, kinh doanh giống, vật tư nông nghiệp trên thị trường, kiên quyết không để hàng giả, hàng kém chất lượng lưu hành.

Hướng dẫn người chăn nuôi áp dụng các biện pháp cần thiết để phòng, chống đói rét, đổ ngã cho vật nuôi; nhốt gia súc tại chuồng, không chăn thả trâu, bò khi nhiệt độ xuống thấp dưới 130C; áp dụng đầy đủ các biện pháp kỹ thuật: chủ động, đảm bảo cung cấp thức ăn tại chuồng; củng cố, che chắn, giữ ấm chuồng trại; vệ sinh, tiêu độc, khử trùng, diệt các loại côn trùng... tại khu vực chăn nuôi; kiểm tra, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên đàn vật nuôi.

Giám đốc Sở NN&PTNT chỉ đạo lực lượng cán bộ kỹ thuật của ngành trực tiếp các địa phương hướng dẫn, chỉ đạo vụ Xuân 2024 đảm bảo lịch thời vụ, kỹ thuật canh tác, phòng trừ dịch hại, phòng chống đói rét cho cây trồng, vật nuôi. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra vật tư nông nghiệp, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; xử lý nghiêm theo quy định các tổ chức, cá nhân vi phạm.

Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Hà Tĩnh theo dõi chặt chẽ, dự báo, cảnh báo, cung cấp thông tin kịp thời về tình hình thời tiết để cơ quan chức năng và cơ quan truyền thông chuyển tải đến người dân biết và chủ động triển khai các biện pháp ứng phó hiệu quả.

Báo Hà Tĩnh, Đài PTTH tỉnh phối hợp chặt chẽ với Sở NN&PTNT thường xuyên tuyên truyền và đưa tin về tình hình thời tiết để người dân kịp thời nắm bắt thông tin và chủ động ứng phó, đồng thời tăng cường thời lượng phát sóng về các giải pháp bổ cứu sản xuất vụ Xuân 2024.

Đề nghị Ủy ban MTTQ tỉnh, các đoàn thể cấp tỉnh phối hợp chặt chẽ với Sở NN&PTNT, UBND các huyện, thành phố, thị xã tăng cường tuyên truyền, vận động, hướng dẫn hội viên, bà con nông dân bổ cứu sản xuất vụ Xuân 2024, ứng phó có hiệu quả do thười tiết bất lợi gây ra.

Đề nghị các đồng chí trưởng các đoàn công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát tại địa phương, cơ sở của Tỉnh ủy tăng cường chỉ đạo cấp ủy, chính quyền các huyện, thành phố, thị xã tổ chức thực hiện kịp thời, đồng bộ các giải pháp bổ cứu sản xuất vụ Xuân 2024 có hiệu quả.

Chủ đề Dự báo thời tiết Hà Tĩnh

Đọc thêm

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.
Bình yên xã nông thôn mới bên sông Ngàn Phố

Bình yên xã nông thôn mới bên sông Ngàn Phố

Bằng những việc làm cụ thể, cán bộ và Nhân dân xã Sơn Giang (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã, đang chung sức, đồng lòng “vẽ” nên bức tranh nông thôn mới đa sắc, kinh tế phát triển, làng quê bình yên...
Giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh

Giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh

Căn cứ theo các quy định, xét đề nghị của Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh và Sở Nội vụ, Chủ tịch UBND tỉnh quyết định giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh.