>> Tiểu thương chợ TP. Hà Tĩnh đồng loạt đóng quầy bãi thương
>> Không có chuyện sở hữu vĩnh viễn quầy ốt tại chợ TP Hà Tĩnh!
Bí thư Thành ủy Hà Tĩnh Nguyễn Hồng Lĩnh: BQL chợ TP Hà Tĩnh cần phối hợp với lực lượng công an trên địa bàn đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ tại chợ
Kế hoạch chuyển đổi mô hình quản lý, khai thác chợ TP Hà Tĩnh cùng với các chợ khác trên địa bàn tỉnh đã được tỉnh phê duyệt từ tháng 8/2014 (tại Quyết định số 2434/QĐ- UBND ngày 19/8/2014). Theo kế hoạch, đến quý III/2015 sẽ hoàn thành quá trình chuyển đổi chợ TP Hà Tĩnh theo hướng xã hội hóa đầu tư.
PGĐ Sở Công thương Nguyễn Văn Dũng: Kế hoạch chuyển đổi mô hình chợ đã được tỉnh phê duyệt từ tháng 8/2014 nhưng đến nay thành phố vẫn chưa trình phương án đối với Chợ TP Hà Tĩnh
Bà Lê Thị Vân - Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy: "BQL chợ cần tuyên truyền sâu rộng đến bà con tiểu thương các cơ chế chính sách cũng như quy định về quản lý, thuê ốt kinh doanh tại chợ. Đồng thời, tổng hợp các ý kiến gửi cơ quan chức năng những thắc mắc, kiến nghị của bà con tiểu thương"
Tuy nhiên, từ đó đến nay, công tác tuyên truyền, vận động về cơ chế chính sách, chủ trương của nhà nước đến tận hộ kinh doanh của các cấp vẫn chưa được coi trọng. Hệ quả là việc 860 hộ/1.000 chủ quầy hết thời hạn hợp đồng thuê ki-ốt kinh doanh vào cuối tháng 11/2016 tổ chức bãi thương để phản đối việc thực hiện xã hội hóa xây dựng chợ.
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Tĩnh Lê Quang Đức: "Quá trình xây dựng phương án chuyển đổi phải lấy ý kiến của tiểu thương"
Tại cuộc họp, Bí thư Thành ủy Hà Tĩnh Nguyễn Hồng Lĩnh khẳng định: Chủ trương chuyển đổi mô hình chợ là đúng, được thống nhất thực hiện từ Trung ương đến địa phương. Chợ thành phố Hà Tĩnh cũng nằm trong lộ trình đó. Tuy nhiên, BQL chợ đã chậm trong khâu tuyên truyền kế hoạch, chưa làm tròn nhiệm vụ phổ biến đến người dân về mục đích, ý nghĩa và quyền lợi khi thực hiện chủ trương, khiến đa phần hộ kinh doanh thiếu thông tin, dẫn đến dễ bị phần tử xấu lợi dụng, kích động và xảy ra hành vi tự phát như 2 ngày qua.
Bí thư Thành ủy cho rằng: Hiện tại, ngoài hạ tầng xuống cấp, hiện trạng các quầy ốt kinh doanh tại chợ đã vượt so với quy hoạch 800 quầy. Điều này dẫn đến việc quản lý, đảm bảo công tác PCCN, vệ sinh môi trường gặp khó khăn. Việc chuyển đổi mô hình chợ không chỉ đúng chủ trương mà còn là bức thiết đối với địa phương.
Nhiệm vụ quan trọng nhất vẫn là phải làm tốt nhiệm vụ tuyên truyền để bà con hiểu được chính quyền luôn đứng về phía nhân dân, cân đối phương án tối ưu nhất nhằm đảm bảo lợi ích cao nhất cho hộ kinh doanh. UBND thành phố đang xây dựng phương án chuyển đổi, quá trình này phải được thực hiện một cách căn ke, không áp đặt, lấy ý kiến của hộ kinh doanh trước khi hoàn thiện trình cấp thẩm quyền trên cơ sở tuân thủ quy chế dân chủ cơ sở.
Thời gian tới, đề nghị BQL chợ TP Hà Tĩnh cần phối hợp với lực lượng công an trên địa bàn đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ tại chợ; tiếp tục vận động, theo dõi các đối tượng kích động để có phương án xử lý.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Văn Trọng: Về thời gian gia hạn hợp đồng, UBND thành phố sẽ thống nhất để sớm đưa ra phương án.
Thống nhất với quan điểm của Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Văn Trọng đề nghị phòng chuyên môn gấp rút hoàn thành tài liệu tuyên truyền, trong đó quán triệt rõ các quy định, quy chế, quy trình của chủ trương chuyển đổi, các cơ sở pháp lý hợp đồng kinh tế, đồng thời làm rõ kiến nghị của bà con tiểu thương.