Trước Tổng thống Donald Trump , việc luận tội tổng thống Mỹ mới chính thức diễn ra hai lần trong lịch sử với Tổng thống Bill Clinton năm 1998-1999 và Tổng thống Andrew Johnson vào năm 1868. Tổng thống Richard Nixon với vụ bê bối do thám đối thủ chính trị ở Watergate và cản trở điều tra năm 1974 cũng đối diện nguy cơ luận tội, nhưng ông biết bản thân nắm chắc số phận bị phế truất nên chủ động từ chức trước khi quá trình này bắt đầu. Ảnh: AP . |
Lần gần nhất quá trình luận tội diễn ra là với Tổng thống Bill Clinton vào năm 1998-1999, liên quan đến bê bối tình ái với thực tập sinh Nhà Trắng Monica Lewinsky và các nỗ lực ngăn chặn vụ bê bối bị bóc mẽ. Trong ảnh, Monica Lewinsky ôm Tổng thống Bill Clinton tại một sự kiện gây quỹ vận động tranh cử của đảng Dân chủ vào năm 1996. Ảnh: Getty . |
Sau khi vụ bê bối tình ái bị phanh phui vào tháng 1/1998, Tổng thống Bill Clinton vẫn một mực phủ nhận có “những quan hệ tình dục” với Monica Lewinsky, theo TIME . Cách phản ứng của ông Clinton chọc giận Hạ viện Mỹ, vốn khi đó do các thành viên đảng Cộng hòa chiếm đa số. Họ cáo buộc ông “bội thệ” khi nói dối với điều tra viên và “cản trở công lý” khi yêu cầu nhân viên Nhà Trắng phủ nhận mối quan hệ vụng trộm. Ảnh: Time & Life Pictures . |
Tổng thống Bill Clinton cùng Đệ nhất Phu nhân Hillary Clinton phát biểu bên ngoài Phòng Bầu dục tại Nhà Trắng sau khi Hạ viện kết thúc phiên bỏ phiếu yêu cầu phế truất vào ngày 19/12/1998. Ảnh: AP . |
Bê bối tình ái của Tổng thống Clinton và cách ông phản ứng trước cuộc điều tra được Hạ viện Mỹ xếp vào nhóm “tội cấp cao và khinh tội”, một trong 3 tội danh để tiến hành luận tội bên cạnh tội phản quốc và nhận hối lộ. Trong ảnh, Tổng thống Bill Clinton vẫn thể hiện sự tự tin trong bài diễn văn Thông điệp Liên bang ngày 19/1/1999. Ảnh: AP . |
Tuy nhiên, với sự ủng hộ mạnh mẽ của đảng Dân chủ, đề xuất luận tội của Hạ viện đã không qua được phiên tòa và bỏ phiếu tại Thượng viện. Các thượng nghĩ sĩ cho rằng cách hành xử sai trái của ông Clinton chưa đạt tới ngưỡng “tội nghiêm trọng và thiếu đạo đức”. Trong ảnh, cuộc họp cuối cùng trong quá trình xét xử phế truất Tổng thống Bill Clinton tại Thượng viện Mỹ diễn ra vào ngày 12/2/1999. Thượng viện hủy đề nghị phế truất từ Hạ viện, tuyên bố tổng thống đảng Dân chủ được trắng án. Ảnh: Getty . |
Tổng thống đầu tiên trong lịch sử Mỹ bị luận tội là ông Andrew Johnson của đảng Dân chủ vào năm 1868, người kế nhiệm vị trí lãnh đạo nước Mỹ sau khi nội chiến kết thúc và Tổng thống Abraham Lincoln bị ám sát. Johnson bị cáo buộc lạm quyền khi sa thải Bộ trưởng Chiến tranh Edwin Stanton, người được Tổng thống Lincoln bổ nhiệm và thuộc đảng Cộng hòa. Ảnh: Kho lưu trữ Quốc gia Mỹ . |
Dù các nội dung luận tội đối với ông Andrew Johnson được Hạ viện Mỹ ủng hộ mạnh mẽ với 2/3 nghị sĩ bỏ phiếu tán thành, việc phế truất tổng thống bị chặn lại ở Thượng viện. Ảnh chụp năm 1868 của ủy ban luận tội đầu tiên trong lịch sử Hạ viện Mỹ, chịu trách nhiệm tổ chức quá trình điều tra luận tội Tổng thống Andrew Johnson. Các thành viên gồm: Benjamin F. Butler, Thaddeus Stevens, Thomas Williams, John A. Bingham, James F. Wilson, George S. Boutwell, John A. Logan. Ảnh: Kho lưu trữ Quốc gia Mỹ. |
Tổng thống Andrew Johnson bảo vệ thành công ghế của mình tại phiên tòa Thượng viện với cách biệt chỉ 1 phiếu bầu. Nhiều nghị sĩ đảng Cộng hòa bất ngờ ủng hộ tổng thống của đảng đối lập vì nhận thấy chiến dịch luận tội mang động cơ chính trị. Các nghị sĩ cho rằng việc phế truất tổng thống với động cơ chính trị sẽ làm tổn hại đến sức mạnh hiến pháp của nước Mỹ. Trong ảnh, vé cho người dân dự khán phiên tòa luận tội tổng thống Andrew Johnson ở Thượng viện Mỹ. Ảnh: Kho lưu trữ Quốc gia Mỹ . |
Trường hợp bị điều tra luận tội đình đám nhất trong lịch sử chính trị Mỹ là Tổng thống Richard Nixon vào năm 1974, liên quan đến bê bối do thám đối thủ chính trị và cản trở công lý. Ủy ban Tư pháp Hạ viện sau quá trình điều tra đã đệ trình cho toàn thể hạ viện bỏ phiếu ba nội dung luận tội Tổng thống Nixon cùng nằm trong mục “tội cấp cao và khinh tội”. Ảnh: Phim tài liệu “Watergate” của Charles Ferguson. |
Trong ảnh, nhân chứng James McCord (trái), cựu nhân viên Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA) và là đồng phạm trong bê bối Watergate, trả lời điều trần trước ủy ban đặc biệt do Thượng viện Mỹ chỉ định điều tra vụ việc năm 1973. Ảnh: AP. |
Biểu tình bên ngoài Nhà Trắng sau bê bối Watergate, kêu gọi luận tội và phế truất Tổng thống Richard Nixon. Ảnh: Getty . |
Richard Nixon trở thành tổng thống Mỹ đầu tiên từ chức và tổng thống thứ 2 trong lịch sử mà Hạ viện bỏ phiếu thông qua các nội dung luận tội. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Mỹ cảm thấy khả năng mình bị luận tội và phế truất tại Thượng viện quá lớn nên đã tuyên bố từ chức trước cả khi tiến trình luận tội chính thức bắt đầu. Tổng thống Richard Nixon đọc tuyên bố từ chức vào ngày 9/8/1974. Ảnh: Dirck Halstead. |
Richard Nixon tươi cười, dang rộng hai tay với biểu tượng chiến thắng, sau khi từ chức tổng thống vào ngày 9/8/1974. Người kế nhiệm, Tổng thống Gerald Ford, vào ngày 8/9/1974 đã ký lệnh ân xá vô điều kiện cho Richard Nixon và miễn truy tố mọi tội danh mà Nixon bị cáo buộc trong thời gian làm tổng thống, bao gồm cả bê bối Watergate. Ảnh: Getty . |
Trong lịch sử, Hạ viện Mỹ chỉ mới tiến hành luận tội chính thức với 19 quan chức liên bang, gồm 3 tổng thống và các quan chức cấp cao như thượng nghị sĩ và thẩm phán liên bang. Theo kênh truyền hình History Channel , Thượng viện Mỹ tiến hành điều trần và xét xử luận tội với 7 lần tuyên trắng án, 8 lần tuyên có tội, 3 lần phế truất và 1 đơn từ chức duy nhất là Tổng thống Richard Nixon. Ảnh: Getty . |
Tính luôn Tổng thống Donald Trump, lịch sử Mỹ đã có đến 13 nhà lãnh đạo từng đối diện đe dọa luận tội tại Hạ viện nhưng phần lớn những đề xuất không qua được ủy ban tư pháp. Chỉ mới có 3 lần ủy ban chính thức trình nội dung luận tội cho toàn thể Hạ viện. Một hạ nghị sĩ đảng Cộng hòa năm 2012 đòi luận tội Tổng thống Barack Obama về chương trình máy bay không người lái tại Pakistan và Afghanistan nhưng cũng bị chặn tại Ủy ban Tư pháp Hạ viện. Ảnh: Getty . |