Cụ bà hơn 90 tuổi “giữ lửa” nghề nón lá Ba Giang

(Baohatinh.vn) - “Hơn 90 tuổi, sức khỏe đã yếu nhưng tôi vẫn không bỏ được nghề. Một phần để kiếm thêm thu nhập, một phần vì nhớ nghề, muốn giữ gìn nghề đã nuôi sống người dân bao đời nay" - cụ bà Nguyễn Thị Lưu, xã Việt Tiến (Thạch Hà, Hà Tĩnh) trải lòng.

Trong ngôi nhà nhỏ nằm giữa thôn Thống Nhất (xã Việt Tiến), ngày ngày, bà Nguyễn Thị Lưu (SN 1930) vẫn miệt mài may nón. Ở vùng quê này, bà Lưu được xem là người giữ hồn cốt của nghề bởi bà đã gắn bó cả cuộc đời mình với những thăng trầm của nghề làm nón lá.

Cụ bà hơn 90 tuổi “giữ lửa” nghề nón lá Ba Giang

Dù hơn 90 tuổi, cụ Nguyễn Thị Lưu vẫn miệt mài với công việc đan nón lá.

Bà Lưu cho biết: “Nghề làm nón đã có ở Phù Việt (nay là xã Việt Tiến - PV) từ hàng trăm năm nay, đây là nghề phụ lúc nông nhàn, nhưng mang lại nguồn thu nhập chính cho người dân. Từ lúc sinh ra, tôi đã thấy các bà, các chị làm nón, nên thời chúng tôi, trẻ con trong làng từ 5-6 tuổi đã biết chẻ tre, vuốt lá, xâu kim, 10-12 tuổi là những thiếu nữ thành thạo nghề”.

Thời đó, người dân suốt ngày “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” nhưng nghèo đói vẫn cứ đeo bám dai dẳng. Thế nên, trong mỗi buổi chăn trâu, bà Lưu và các bạn trong làng vẫn thường mang theo đồ nghề, tranh thủ làm nón để có tiền mua sách vở. Buổi tối, nhà nhà chong đèn dầu để làm nón, những đứa trẻ, sau khi học bài xong cũng cặm cụi phụ giúp bố mẹ tới tận đêm khuya.

Cụ bà hơn 90 tuổi “giữ lửa” nghề nón lá Ba Giang

Người dân trong thôn thường tập trung tại nhà cụ Lưu để vừa học hỏi kinh nghiệm, vừa động viên cụ tiếp tục theo nghề.

“Để làm được chiếc nón đẹp, bền, người làng nghề phải tìm loại tre già mới có thể làm ra những chiếc vành cứng, ưng ý; lá nón phải phơi cho chín trắng, chỉ khâu được làm từ cước nhỏ… Nhờ thế, nón làng tôi đẹp và bền có tiếng trong vùng. Nhờ nón, người dân mới nuôi sống được gia đình, thoát nghèo, con cái được học hành đến nơi đến chốn”, bà Lưu bộc bạch.

Nghề làm nón không nặng nhọc, nhưng đòi hỏi phải kiên trì, chịu khó, tỉ mỉ, chính vì thế, lao động của nghề nón cũng đa dạng về độ tuổi, từ người già đến trẻ con. Theo thời gian, nghề làm nón ở xã Việt Tiến cũng có lúc thăng trầm, nhưng với mong muốn giữ nghề truyền thống, dù đã bước qua tuổi 90, bà Lưu vẫn ngày ngày miệt mài làm nón.

Hiện giá nón cũng khá cao, trung bình giá dao động từ 30-50 nghìn đồng/chiếc nên vừa làm vừa nghỉ, mỗi tháng bà cũng có thêm nguồn thu trên 1 triệu đồng.

Cụ bà hơn 90 tuổi “giữ lửa” nghề nón lá Ba Giang

Nghề đan nón lá không nặng nhọc nhưng đòi hỏi phải kiên trì, chịu khó, tỉ mỉ.

“Hơn 90 tuổi, sức khỏe đã yếu nhưng tôi vẫn không bỏ được nghề. Một phần để kiếm thêm thu nhập, một phần vì nhớ nghề, muốn giữ gìn nghề đã nuôi sống người dân bao đời nay. Lớp trẻ bây giờ phần lớn không còn mặn mà với nghề nữa, tôi cũng có chút buồn. Nhưng tôi tin, làng nghề không bị mai một hay mất đi, bởi ai sinh ra từ làng cũng đều biết làm nón. Ngay con gái tôi sau khi nghỉ hưu cũng trở về làm nón với tôi”, bà Lưu chia sẻ.

Tâm huyết, trăn trở của bà Lưu với nghề truyền thống đã “truyền lửa” cho người dân trên địa bàn. Theo đó, thời gian qua, ngôi nhà nhỏ của bà đã trở thành nơi quây quần, tụ họp của những người dân trong thôn. Họ tập trung về đây để học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm làm nón.

Bà Nguyễn Thị Liên ở thôn Thống Nhất chia sẻ: “Cụ Lưu được người dân chúng tôi xem là người “giữ lửa” của làng nghề làm nón. Cụ là tấm gương cho chúng tôi học tập”.

Cụ bà hơn 90 tuổi “giữ lửa” nghề nón lá Ba Giang

Làng nghề nón lá Ba Giang vừa được công nhận là làng nghề truyền thống.

Chị Nguyễn Thị Lan, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ xã Việt Tiến cho biết: “Để giữ gìn nghề truyền thống, xã đã chuẩn bị thành lập Câu lạc bộ Làng nghề làm nón và xúc tiến xây dựng tổ hợp tác sản xuất nón lá Ba Giang. Chúng tôi sẽ phối hợp với trường tiểu học đưa nghề làm nón lá vào chương trình cho các em học sinh trải nghiệm và học hỏi để lưu giữ nét đẹp của làng nghề truyền thống”.

Làng nghề nón lá Ba Giang (thôn Thống Nhất, xã Việt Tiến) đã có từ lâu. Đến nay, có 54 hộ với 136 lao động tham gia làm nghề. Bình quân hằng năm, làng nghề sản xuất trên 65.000 sản phẩm; doanh thu 2,9 tỷ đồng; thu nhập bình quân mỗi lao động đạt 44 triệu đồng/người/năm.

Tháng 11/2021, làng nghề nón lá Ba Giang được UBND tỉnh Hà Tĩnh công nhận làng nghề truyền thống.

Chủ đề Làng nghề LĐVL

Đọc thêm

Người thầy dành trọn tình yêu thương cho học trò

Người thầy dành trọn tình yêu thương cho học trò

Hơn 17 năm gắn bó với sự nghiệp “trồng người”, thầy Trần Xuân Thắng (Trường THPT Cẩm Bình, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã dành trọn tình yêu thương cho học trò, chắp cánh cho các em bước tới tương lai.
“Cùng con học bài”

“Cùng con học bài”

Phong trào “Cùng con học bài” do Hội LHPN huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) triển khai không chỉ nhằm truyền đạt kiến thức mà còn là cơ hội để bố mẹ gắn kết hơn với con cái.