Kế hoạch phát triển ngành nghề nông thôn Hà Tĩnh nhằm phát huy tiềm năng khu vực nông thôn, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng thu nhập cho người dân.
Thời điểm này, các hộ gia đình ở làng Khoóng (tổ dân phố Hùng Dũng, thị trấn Đức Thọ, Hà Tĩnh) đang tất bật gói hàng nghìn chiếc bánh chưng để phục vụ thị trường dịp tết Nguyên đán.
Hãng thông tấn Pháp AFP cho biết, làng hương trăm tuổi Quảng Phú Cầu ở huyện Ứng Hoà, Hà Nội đang là “hiện tượng trên Instagram”, thu hút nhiều người dân, du khách trong và ngoài nước tới check-in những ngày giáp tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024.
Những ngày này, người dân xã Thạch Kim (Lộc Hà, Hà Tĩnh) luôn tất bật đỏ lửa, miệt mài với công việc nướng cá để cung cấp kịp thời cho thị trường tết Nguyên đán.
Công tác phòng cháy, chữa cháy tại làng nghề mộc Thái Yên (Đức Thọ - Hà Tĩnh) đang được chính quyền địa phương và lực lượng chức năng tập trung cao, trong đó chú trọng tuyên truyền nâng cao nhận thức cho từng hộ sản xuất, kinh doanh.
Trở về quê sau hơn 5 năm bôn ba ở Đài Loan, anh Lê Văn Duẩn - Giám đốc HTX Sản xuất Thương mại và Dịch vụ Nguyên Lâm (Hà Tĩnh) đã khởi nghiệp thành công từ sản phẩm bánh đa vừng mang đậm “hồn quê”. Không chỉ trong nước, sản phẩm bánh đa vừng Nguyên Lâm đang từng bước chinh phục mục tiêu “xuất ngoại”.
Tiết mục "Hội phường ví, giặm nhà nông” của CLB dân ca ví, giặm xã Thuận Lộc (TX Hồng Lĩnh) để lại ấn tượng trong lòng khán giả khi gợi nhớ về nét đẹp lao động của người nông dân Hà Tĩnh tại các làng nghề truyền thống xưa thông qua các hội phường ví, giặm...
Sau nhiều năm bươn chải, anh Nguyễn Phi Long (SN 1983, trú xã Tân Mỹ Hà, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh) quyết định trở về quê hương để phát triển nghề mộc gia truyền. Gần 10 năm xây dựng thương hiệu, đến nay sản phẩm đã có mặt ở khắp mọi miền đất nước.
Những ngày này, bà con diêm dân ở Làng nghề muối thôn Châu Hạ, xã Thạch Châu, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) đang gấp rút sửa sang ô nại để chuẩn bị cho vụ sản xuất mới.
Nhiều năm nay, nước Lào là nơi cung cấp nguyên liệu chủ yếu cho làng nghề làm chổi đót Hà Ân - xã Thạch Mỹ (Lộc Hà, Hà Tĩnh), tuy nhiên, năm nay lại khan hiếm nên giá tăng cao.
Làng nghề hoa cây cảnh Bắc Sơn (xã Lưu Vĩnh Sơn, huyện Thạch Hà) vừa được UBND tỉnh Hà Tĩnh trao bằng công nhận là làng nghề, nghề truyền thống năm 2022.
Những ngày này, bà con nhân dân xã Thạch Hưng (TP Hà Tĩnh) tăng tốc sản xuất để cung ứng bánh đa nem cho thị trường tết Nguyên đán 2023. Từ sáng sớm, các cơ sở sản xuất bắt đầu sáng đèn, bước vào ngày làm việc bận rộn...
65 tuổi đời, gần 1/2 thế kỷ gắn bó với nghề làm chổi đót, ông Lê Tiến Dũng ở thôn Hà Ân, xã Thạch Mỹ, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) đã góp phần lưu giữ nghề truyền thống gắn với phát triển kinh tế gia đình, tạo công ăn việc làm cho lao động địa phương.
UBND tỉnh vừa có Quyết định 2219/QĐ-UBND ngày 28/10/2022, công nhận nghề truyền thống sản xuất kẹo cu đơ cầu Phủ (phường Đại Nài, TP Hà Tĩnh). Đây là 1 trong 4 nghề truyền thống, làng nghề trên toàn tỉnh được tỉnh công nhận trong đợt này.
Cơ sở sản xuất mây tre đan Hồng Sơn ở xã Cẩm Sơn đã đầu tư 5 tỷ đồng xây dựng nhà xưởng và các hạng mục khác để phát triển sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho người dân và xây dựng làng nghề mây tre đan cho huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh).
Không còn đìu hìu như 1 năm trước, hoạt động tại Cụm công nghiệp Yên Huy (xã Khánh Vĩnh Yên, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) đang “ấm” dần khi số lượng cơ sở sản xuất mới đăng ký vào cụm tăng lên, nhiều nhà xưởng mở rộng, đầu tư thiết bị hiện đại.
Nằm trong vùng ảnh hưởng của văn hóa sông Minh, làng nghề rèn Trung Lương dưới chân núi Ngàn Hống (nay thuộc phường Trung Lương, TX Hồng Lĩnh) là một trong những làng nghề cổ lâu đời của tỉnh Hà Tĩnh. Trải qua những giai đoạn lịch sử, lửa làng rèn vẫn được lưu giữ bởi những người thợ tâm huyết, năng động.
Thiếu lao động có tay nghề, sản phẩm không có sức cạnh tranh, thu nhập thấp… đang là những vấn đề khiến các làng nghề truyền thống đan Thịnh Xá, mộc Xa Lang ở huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đứng trước nguy cơ mai một.
Kết thúc kỳ nghỉ Tết Nguyên đán cũng là lúc làng nghề mây tre đan ở thôn Phú Quý, xã Thạch Liên (Thạch Hà, Hà Tĩnh) tất bật thu gom nguyên liệu cho vụ sản xuất mới.
Năm nay, mùa đót nở rộ đúng vào thời điểm tết Nguyên đán nên nhiều người dân thôn Hà Ân, xã Thạch Mỹ (Lộc Hà, Hà Tĩnh) phải “quên tết” để sang Lào thu mua.
Nép mình bên dòng sông Rào Cái, làng làm nón lá Đan Du, xã Kỳ Thư (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đã trải qua bao thăng trầm của thời gian. Chiếc nón lá nơi đây như là những đứa con tinh thần của họ, vừa che nắng mưa vừa chất chứa hồn quê.
Không khí mua sắm Tết đang rộn ràng khắp nơi nơi nhưng ở làng nghề mộc nổi tiếng nhất Hà Tĩnh lại đìu hiu, vắng vẻ. So với mọi năm, doanh thu và sức bán ra của các cơ sở đều giảm mạnh.
“Hơn 90 tuổi, sức khỏe đã yếu nhưng tôi vẫn không bỏ được nghề. Một phần để kiếm thêm thu nhập, một phần vì nhớ nghề, muốn giữ gìn nghề đã nuôi sống người dân bao đời nay" - cụ bà Nguyễn Thị Lưu, xã Việt Tiến (Thạch Hà, Hà Tĩnh) trải lòng.
Làng nghề nón lá Ba Giang (thôn Thống Nhất, xã Việt Tiến) và làng nghề đan lát thôn Phú Quý (xã Thạch Liên, Thạch Hà) vừa được UBND tỉnh Hà Tĩnh công nhận làng nghề truyền thống.
Từ bao đời nay, người dân thôn Đại Lự, xã Hồng Lộc, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) đã gắn bó với nghề làm bún truyền thống. Nghề làm bún đã tạo việc làm, tăng thu nhập, thúc đẩy sản xuất phát triển...
Trong mùa mưa bão, hoạt động khai thác và tiêu thụ hải sản gặp nhiều bất lợi nhưng ngư dân xã Thạch Kim (Lộc Hà) luôn đoàn kết, hỗ trợ nhau vượt qua khó khăn, đảm bảo hoạt động sản xuất.
Sản phẩm làm ra khó tiêu thụ, vốn đầu tư xây dựng lớn là nguyên nhân chính khiến hàng trăm hộ sản xuất đồ mộc quy mô lớn ở xã Thanh Bình Thịnh (Đức Thọ - Hà Tĩnh) không “mặn mà” chuyển đến Cụm Công nghiệp (CCN) Thái Yên để mở rộng sản xuất, kinh doanh.