Cứu sống bé 34 tuần tuổi tràn khí màng phổi, suy hô hấp nặng

(Baohatinh.vn) - BS Lê Hữu Anh - Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh cho biết, các bác sĩ của bệnh viện vừa cứu sống một trường hợp thai nhi sinh non 34 tuần tuổi bị tràn dịch màng phổi hai bên với lượng nhiều và bị suy hô hấp nặng.

cuu song be 34 tuan tuoi tran khi mang phoi suy ho hap nang

Hiện các chỉ số sức khỏe của bé đều bình thường và chuẩn bị được xuất viện

Trước đó, Khoa Sản - BVĐK Hà Tĩnh tiếp nhận một sản phụ 30 tuổi, trú tại thị trấn Đức Thọ với triệu chứng ra máu nhiều, thai 34 tuần tuổi.

Qua siêu âm phát hiện bệnh nhân có rau tiền đạo trung tâm và rau cài răng lược. Khoa đã tiến hành làm các xét nghiệm cơ bản, đồng thời phối hợp với các chuyên khoa liên quan chuẩn bị đầy đủ nhân lực, nguồn máu, kịp thời xử lý khi nguy kịch.

Trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân được truyền 8 đơn vị máu, trong đó có 4 đơn vị từ nguồn máu sống của cán bộ BVĐK tỉnh và 4 đơn vị máu tươi từ người nhà bệnh nhân.

Ca mổ thành công, cả mẹ và con đều an toàn, bé trai nặng 2kg.

Tuy nhiên, ngay sau phẫu thuật bắt con, bé tím tái toàn thân, không thở, tim rời rạc. Lập tức, các bác sĩ Khoa Sản và Khoa Nhi nhanh chóng phối hợp nhịp nhàng hồi sức, bóp bóng, ép tim đặt nội khí quản và cho bé thở máy.

Tại khoa Nhi, qua quá trình làm các xét nghiệm, các bác sĩ chẩn đoán bé bị tràn khí màng phổi lượng nhiều hai bên gây suy hô hấp nặng.

Tiến hành điều trị để cứu sống bé, các bác sĩ đã tiêm Adrenalin 1mg/1ml vào tĩnh mạch cho bé, bơm 2 lần Surfactant vào trong phổi kết hợp kháng sinh.

Dưới sự hướng dẫn chuyên môn kết hợp hội chẩn với Khoa Ngoại lồng ngực – BVĐK tỉnh và Viện nhi Trung ương, các bác sĩ đã tích cực cấp cứu hồi sức, cho bé thở máy, hút dẫn lưu khí liên tục.

Sau 2 tuần điều trị tích cực, hiện bé đã thở tốt, bú mẹ tốt, lên cân, các chỉ số sức khỏe đều bình thường và chuẩn bị xuất viện.

Để phòng tránh trẻ sơ sinh có thể mắc bệnh hội chứng suy hô hấp (hay còn gọi là bệnh màng trong ở trẻ sơ sinh), điều quan trọng nhất là thai phụ phải đảm bảo sức khỏe, có chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt, lao động phù hợp, khám theo dõi thai đều đặn để hạn chế tối đa tình trạng đẻ non, đẻ con nhẹ cân.

Ngoài ra, ở các thai phụ có nguy cơ như phải mổ lấy thai, thời gian chuyển dạ quá lâu, bị băng huyết, sinh đôi, bị bệnh đái tháo đường, tiền sử gia đình có trẻ bị bệnh màng trong..., cần được các bác sĩ chuyên khoa khám quản lý theo dõi chặt chẽ để phòng bệnh

BS Lê Hữu Anh - Trưởng khoa Nhi, BVĐK Hà Tĩnh

Đọc thêm

“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

Thời gian qua, với nhiều hoạt động tích cực trong tuyên truyền KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe sinh sản, Hội KHHGĐ Hà Tĩnh được coi là cánh tay nối dài của các cơ quan triển khai thực hiện chính sách dân số.
Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình đã tồn tại 3 logo. Do chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển cần sáng tác logo mới thay thế logo về dân số và kế hoạch hóa gia đình.
 Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Trước hiện tượng 25 trẻ trong một xã ở Hà Tĩnh mắc sốt phát ban nghi sởi; trong đó, 10 bệnh nhân dương tính với vi rút sởi; các cơ quan chức năng đã vào cuộc không để bệnh lây lan.