Đào tạo, chuyển giao nhiều kỹ thuật chuyên sâu cho bệnh viện tuyến dưới

(Baohatinh.vn) - Thời gian qua, nhiều kỹ thuật mới đã được chuyển giao cho các bệnh viện tuyến huyện, góp phần hỗ trợ, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho các bệnh viện tuyến dưới, giúp người dân tiết kiệm chi phí và giảm tải cho y tế tuyến trên.

Công tác chỉ đạo tuyến:

dao tao chuyen giao nhieu ky thuat chuyen sau cho benh vien tuyen duoi

Khoa sản – BVĐK tỉnh phối hợp Bệnh viện Phụ sản Trung ương tiến hành ca phẫu thuật u xơ tử cung

Công tác chỉ đạo tuyến của Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh đã phát huy hiệu quả tại tuyến cơ sở. Tại các bệnh viện tuyến huyện, trình độ chuyên môn, kỹ năng thực hành của cán bộ y tế được nâng lên; nhiều ca bệnh hiểm nghèo đã được cứu chữa kịp thời.

Giám đốc BVĐK thị xã Kỳ Anh Phan Thị Xuân Liễu cho biết: “Có thời gian, người dân địa bàn mất niềm tin về lĩnh vực sản khoa của bệnh viện. Sau khi BVĐK tỉnh hỗ trợ tăng cường bác sỹ sản khoa trong một thời gian khá dài, vừa phục vụ bệnh nhân, vừa “cầm tay” chuyển giao kỹ thuật, bệnh viện huyện đã đáp ứng được yêu cầu chuyên môn, lấy lại được niềm tin. Gần đây, BVĐK tỉnh cũng đã chuyển giao kỹ thuật mổ phaco cho đơn vị. Ngoài ra, khi có nhu cầu về đào tạo cán bộ các kỹ thuật chuyên sâu, bệnh viện tạo điều kiện tối đa cho cán bộ BVĐK thị xã Kỳ Anh tham gia học tập tại bệnh viện…”.

Năm 2016, BVĐK tỉnh đã chuyển giao 13 kỹ thuật chuyên sâu cho các bệnh viện tuyến dưới; đào tạo chuyển giao kỹ thuật chuyên ngành sản, tim mạch, truyền nhiễm, gây mê hồi sức, nhi, xét nghiệm, tai - mũi - họng cho 13 bệnh viện tuyến huyện. Ngoài ra, bệnh viện còn tổ chức đoàn khảo sát xuống các bệnh viện tuyến dưới và chuyển giao kỹ thuật về mổ cắt amydan gây mê cho BVĐK Lộc Hà, Hồng Lĩnh. Đến nay, BVĐK thị xã Hồng Lĩnh đã độc lập mổ cho trên 100 bệnh nhân.

Thông qua nhiều chương trình khác nhau như: đào tạo liên tục, đào tạo kèm cặp, “cầm tay chỉ việc”, đào tạo theo chương trình dự án…, đã có 2.609 lượt cán bộ bệnh viện và 363 lượt cán bộ tuyến dưới được tập huấn chuyên môn do đơn vị tổ chức; đào tạo và cấp chứng chỉ đào tạo liên tục cho 409 học viên. Đặc biệt, lớp điện tâm đồ cơ bản với thời gian đào tạo 1 tháng tại bệnh viện đã cho kết quả rất cao. Các học viên tuyến huyện, xã đã áp dụng tốt những kiến thức được đào tạo trong công tác chuyên môn. Nhiều máy điện tim được trang bị theo dự án ở cơ sở lâu nay không được sử dụng nay được đưa vào hoạt động hiệu quả.

dao tao chuyen giao nhieu ky thuat chuyen sau cho benh vien tuyen duoi

Từ các hoạt động chỉ đạo tuyến, các bệnh viện tuyến huyện được hỗ trợ đắc lực nâng cao chất lượng chuyên sâu.

Cùng với đào tạo cho tuyến dưới, năm 2016, BVĐK tỉnh đã tiếp nhận đào tạo nhiều gói kỹ thuật của tuyến trung ương, các chuyên gia đầu ngành trong nước và nước ngoài, đặc biệt là đoàn chuyên gia Pháp với nhiều chuyên khoa hệ ngoại, sản và nhiều đợt chuyển giao cũng như tham gia khám, điều trị cho bệnh nhân; phối hợp chặt chẽ với các bệnh viện tuyến trung ương để thực hiện Đề án 1816, đề án bệnh viện vệ tinh.

Năm 2016, bệnh viện cũng đã được nhận chuyển giao nhiều kỹ thuật mới từ các bệnh viện tuyến trung ương, từ chuyên viên cao cấp - Đại tá, Thầy thuốc ưu tú, Bác sỹ Đặng Đình Nam và các chuyên gia nước ngoài với các kỹ thuật như: chụp cắt lớp vi tính 64 dãy - 128 lát, chụp cộng hưởng từ, chụp X.quang tuyến vú, điều trị sỏi mật, viêm đại tràng chảy máu, nội soi loét dạ dày – tá tràng do HP và hội chứng trào ngược dạ dày thực quản, quy trình sốt chưa rõ nguyên nhân...

Phó Giám đốc Sở Y tế, Giám đốc BVĐK tỉnh Nguyễn Viết Đồng cho biết: “Thời gian tới, bệnh viện tiếp tục tăng cường công tác chỉ đạo tuyến nhằm nâng cao hơn nữa năng lực khám và điều trị bệnh của cán bộ bệnh viện tuyến huyện, đồng thời quan tâm phát triển các kỹ thuật mới đồng đều trên các lĩnh vực để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của nhân dân. Đặc biệt, bệnh viện sẽ cố gắng sắp xếp, tiếp tục cử cán bộ xuống các bệnh viện tuyến huyện để kèm cặp, xác nhận xem cơ sở đã làm được các kỹ thuật nào, chưa làm được kỹ thuật nào để có kế hoạch đào tạo chuyển giao kỹ thuật hiệu quả hơn trong thời gian tới”.

Đọc thêm

“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

Thời gian qua, với nhiều hoạt động tích cực trong tuyên truyền KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe sinh sản, Hội KHHGĐ Hà Tĩnh được coi là cánh tay nối dài của các cơ quan triển khai thực hiện chính sách dân số.
Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình đã tồn tại 3 logo. Do chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển cần sáng tác logo mới thay thế logo về dân số và kế hoạch hóa gia đình.
 Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Trước hiện tượng 25 trẻ trong một xã ở Hà Tĩnh mắc sốt phát ban nghi sởi; trong đó, 10 bệnh nhân dương tính với vi rút sởi; các cơ quan chức năng đã vào cuộc không để bệnh lây lan.