Đầu tư 8 tỷ đồng chấm dứt nỗi bất an trên tuyến đê xung yếu ở Lộc Hà

(Baohatinh.vn) - Công trình khắc phục sạt lở đê biển, kè biển ở thôn Yên Điềm, xã Thịnh Lộc, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) đang gấp rút hoàn thành, chấm dứt nỗi bất an của người dân khi có thiên tai.

Đầu tư 8 tỷ đồng chấm dứt nỗi bất an trên tuyến đê xung yếu ở Lộc Hà

Dự án xử lý sạt lở đê biển, kè biển ở xã Thinh Lộc bắt đầu triển khai thi công từ ngày 16/11, phấn đấu xong trước 31/12/2020.

Nhìn thấy máy móc, phương tiện, nhân lực về thi công đoạn đê biển vốn bị sạt lở mấy năm nay, ông Nguyễn Thành ở thôn Yên Điềm, xã Thịnh Lộc phấn khởi: "Với quy mô sửa chữa như thế này thì chúng tôi sắp có tuyến đê lành lặn, an toàn và sẽ an tâm hơn trước thiên tai, bão lũ. Công trình hoàn thành cũng sẽ giúp bà con được neo đậu thuyền tại chỗ, thoát khỏi cảnh phải chạy thêm 1 km để ra chân cầu Đại Đồng (Nghi Xuân) tránh trú”.

Theo phản ánh của người dân, nhiều năm nay, đoạn đê biển dài khoảng 200m (từ K59+700 - K59+900) ở thôn Yên Điềm, xã Thịnh Lộc luôn bị triều cường, nước lũ đổ ra từ Lạch Kèn đe họa, làm hư hỏng, sụt lún. Việc khắc phục trước đây chỉ mang tính tạm bợ, chắp vá nên không thực sự phát huy hiệu quả. Đặc biệt, trong 2 trận mưa lũ lịch sử vừa rồi, đoạn đê này đã bị tàn phá khá nặng nề, ngày càng bị sụt chân, hở hàm ếch, sập mái… nhiều hơn.

Đầu tư 8 tỷ đồng chấm dứt nỗi bất an trên tuyến đê xung yếu ở Lộc Hà

Đoạn đê xung yếu ở Thịnh Lộc từng bị sạt lở nhiều lần, buộc phải huy động hàng trăm người ứng cứu (Ảnh cứu đê trong đợt lũ lụt tháng 10/20).

Đê điều bị hư hỏng, luồng lạch biến động đã gây cản trở tàu thuyền của ngư dân Thịnh Lộc (Lộc Hà) và Cương Gián (Nghi Xuân) đi lại sản xuất, đi vào tránh trú tại âu thuyền; gây nguy cơ vỡ đê và đe dọa tính mạng, tài sản của người dân trong khu vực mỗi khi mùa mưa bão đến. Ngoài ra, cứ mỗi dịp thiên tai là tuyến đường quốc lộ ven biển chạy qua khu vực này lại bị uy hiếp.

Để đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của Nhà nước, Nhân dân và tăng cường khả năng ứng phó với thiên tai, huyện Lộc Hà đã triển khai Dự án xử lý sạt lở đê biển, kè biển ở xã Thịnh Lộc với tổng mức đầu tư hơn 8 tỷ đồng từ nguồn khắc phục hậu quả thiên tai.

Dự án bắt đầu triển khai thi công từ ngày 16/11, phấn đấu xong trước 31/12/2020 theo hợp đồng đã được các bên liên quan ký kết.

Đầu tư 8 tỷ đồng chấm dứt nỗi bất an trên tuyến đê xung yếu ở Lộc Hà

Các “mỏ hàn” được làm mới để chuyển hướng dòng chảy, tạo vùng đệm thủy năng bảo vệ đê.

Anh Nguyễn Kim Dũng - cán bộ kỹ thuận Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Lộc Hà thông tin thêm: “Khác với những lần khắc phục trước, lần này sẽ sửa chữa lớn, kiên cố, đảm bảo hiệu quả và lâu dài. Theo đó, sẽ sửa kết cấu mái đê phía trước bị hư hỏng; tháo dỡ cấu kiện hư hỏng ở mái kè; lát đá mái đê bằng cấu kiện bê tông đúc sẵn; gia cố mái đê phía biển bằng đá hộc.

Đặc biệt, với hệ thống 5 “mỏ hàn” được xây mới ở các vị trí phù hợp sẽ giúp chuyển hướng dòng chảy, tạo vùng đệm thủy năng để bảo vệ đê trước các hoạt động của dòng chảy”.

Đầu tư 8 tỷ đồng chấm dứt nỗi bất an trên tuyến đê xung yếu ở Lộc Hà

Những vị trí bị sụt lún, hư hỏng trên mái và thân đê đã được tháo dỡ để làm lại.

Ông Lê Xuân Linh - Giám đốc Công Ty TNHH Xây dựng, Thương mại, Du lịch Quê Hương (xã Thạch Châu, Lộc Hà) cho hay: “Thời gian thi công gấp rút, thời tiết không thuận lợi, lại thường xuyên chịu sự tác động của triều cường nên việc sửa chữa sự cố công trình gặp nhiều khó khăn, thất thoát nhiều nguyên vật liệu. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn quyết tâm hoàn thành công trình đúng tiến độ, chất lượng, thẩm mỹ. Hiện nay, chúng tôi đã làm xong trên 50% khối lượng”.

Như Bào Hà Tĩnh đưa tin, trong đợt lũ ngày 20/10/2020, đoạn đê biển (thuộc đê Tả Nghèn), đoạn đi qua thôn Yên Điềm, xã Thịnh Lộc bị sạt lở nghiêm trọng với chiều dài khoảng 45m. Toàn bộ mái kè bị sụt, sập hoàn toàn, sóng đánh vào thân kè gây lỡ hàm ếch có vị trí sâu gần 2m, các tấm bê tông lát mái đổ ngổn ngang, thân đê thường xuyên bị tác động của sóng biển. Xung quanh đó, những gốc cây phi lao trong rừng chắn cát, chắn sóng cũng bị sóng biển đánh bật gốc...

Ngay sau phát hiện sự cố, lãnh đạo huyện Lộc Hà và các phòng ngành chức năng xuống hiện trường kiểm tra, đánh giá tình hình, mức độ thiệt hại và chỉ đạo triển khai các biện pháp hộ ứng cứu đê. Trưa 20/10, hàng chục cán bộ, chiến sỹ Ban Chỉ huy quân sự huyện Lộc Hà, Công an huyện, Đồn Biên phòng Cửa Sót đã được điều động xuống hộ đê. Cùng đó, hàng trăm cán bộ, Nhân dân xã Thịnh Lộc đã tập trung tham gia khắc phục hậu quả thiên tai, quyết không để vỡ đê gây ảnh hưởng đến đời sống, tài sản, tính mạng của người dân. Các loại phương tiện, xe cộ, lưới B40 và hàng ngàn m3 đất đá, vật liệu chuẩn bị trước đó cũng nhanh chóng được đưa đến hiện trường để khắc phục sự cố trước khi triều cường, mưa lớn trở lại.

Chủ đề Thiên tai - bão lũ

Đọc thêm

Giá vàng giảm xuống thấp nhất gần 2 tháng

Giá vàng giảm xuống thấp nhất gần 2 tháng

Theo các chuyên gia, giá vàng hạ nhiệt do đồng USD mạnh lên sau cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, đồng thời chịu áp lực do lập trường ủng hộ bitcoin của Tổng thống đắc cử Donald Trump.
Tài chính thị trường ngày 12/11: Lãi suất cho vay khó giảm thêm

Tài chính thị trường ngày 12/11: Lãi suất cho vay khó giảm thêm

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết, mặt bằng lãi suất cho vay khó giảm thêm vì rủi ro của nền kinh tế đang ở mức cao và tỷ giá có thể diễn biến phức tạp. Chi tiết có trong Bản tin Tài chính thị trường ngày 12/11 của Báo Hà Tĩnh.
Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.