Đầu tư hơn 400 triệu đồng nâng cấp đền Cá Ông ở Nghi Xuân

(Baohatinh.vn) - Việc nâng cấp đền Cá Ông (xã Xuân Yên, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) góp phần phát huy, bảo tồn di tích lịch sử văn hóa; tạo thuận lợi cho các hoạt động lễ hội, sinh hoạt cộng đồng, văn hóa tâm linh của người dân.

Đầu tư hơn 400 triệu đồng nâng cấp đền Cá Ông ở Nghi Xuân

Chiều 14/2, xã Xuân Yên (huyện Nghi Xuân) long trọng tổ chức lễ khánh thành nâng cấp, tôn tạo di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh đền Cá Ông.

Theo lịch sử, đền Cá Ông được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ XVII, đầu thế kỷ XVIII tại vùng biển Đô Uyên, thuộc tổng Đan Hải, huyện Nghi Xuân. Tương truyền, đền được ngư dân lập để thờ một con cá ông dạt vào làng và trở thành nơi sinh hoạt tâm linh của ngư dân trong vùng.

Sau cách mạng tháng Tám, đền được sử dụng làm nơi tổ chức các lớp bình dân học vụ; trong cuộc kháng chiến chống Mỹ là điểm trú ẩn và cứu chữa cho thương binh của 2 đơn vị bộ đội C43 và C45 thuộc Quân khu 4...

Đầu tư hơn 400 triệu đồng nâng cấp đền Cá Ông ở Nghi Xuân

Đền Cá Ông trở thành nơi sinh hoạt tâm linh của ngư dân trong vùng.

Vào ngày 24/1 hằng năm, bà con ngư dân xã Xuân Yên tổ chức lễ hội cầu ngư nhằm cầu mong thần ông phù hộ một năm “mưa thuận, gió hòa”, mùa màng bội thu, dân làng yên ổn. Năm 2017, đền Cá Ông được công nhận di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh.

Theo thời gian, ngôi đền đã xuống cấp nên cần nâng cấp tôn tạo để đảm bảo nơi sinh hoạt tín ngưỡng của Nhân dân và phát huy tốt giá trị di tích lịch sử.

Đầu tư hơn 400 triệu đồng nâng cấp đền Cá Ông ở Nghi Xuân

Công trình đền Cá Ông được đầu tư nâng cấp, tôn tạo với tổng mức đầu tư hơn 400 triệu đồng

Từ đầu tháng 6/2021, công trình được khởi công xây dựng mới phần hạ điện, cải tạo thượng điện và làm mới sân, cổng, hàng rào khu vực đền. Đến nay công trình hoàn thành với tổng mức đầu tư hơn 400 triệu đồng; trong đó 130 triệu đồng nguồn ngân sách Nhà nước, số còn lại huy động xã hội hóa.

Việc nâng cấp đền Cá Ông góp phần phát huy, bảo tồn di tích lịch sử văn hóa; tạo thuận lợi cho các hoạt động lễ hội, sinh hoạt cộng đồng, văn hóa tâm linh của người dân nơi đây.

Chủ đề Đầu tư công

Đọc thêm

 Soi đèn đi nhặt "lộc biển"

Soi đèn đi nhặt "lộc biển"

Khi màn đêm buông xuống, thủy triều bắt đầu rút sâu, hàng trăm người dân đã đổ về bãi biển Kỳ Ninh (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) để nhặt "lộc biển" dạt kín bờ.
"Viên ngọc xanh" giữa vùng thượng Kỳ Anh

"Viên ngọc xanh" giữa vùng thượng Kỳ Anh

Ẩn mình giữa những dãy núi, đồi chè Nam Sơn như một "viên ngọc xanh" lấp lánh giữa khung cảnh thiên nhiên thanh bình của miền quê nông thôn mới Kỳ Trung (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh).
Thanh bình xóm đạo miền núi Vũ Quang

Thanh bình xóm đạo miền núi Vũ Quang

Đoàn kết, chung sức đồng lòng cùng các cấp, người dân thôn giáo toàn tòng (thôn 7, xã Quang Thọ, Vũ Quang, Hà Tĩnh) đã cùng nhau xây dựng một miền quê thanh bình, đáng sống.
Những người đam mê khởi nghiệp du lịch ở Hà Tĩnh

Những người đam mê khởi nghiệp du lịch ở Hà Tĩnh

Đón nhận “luồng gió mới” từ những chủ trương chính sách của các cấp, ngành trong phát triển du lịch, gần đây, nhiều cá nhân ở Hà Tĩnh đã mạnh dạn xây dựng nhiều mô hình, sản phẩm hấp dẫn, góp phần thu hút du khách.
Chuyên gia sẵn sàng giúp Hà Tĩnh xây dựng khu bảo tồn chim hoang dã

Chuyên gia sẵn sàng giúp Hà Tĩnh xây dựng khu bảo tồn chim hoang dã

“Tôi có thể hiểu được tiếng các loài chim và đã hỗ trợ xây dựng được hơn 20 mô hình bảo tồn chim trời với hàng chục loài, tạo nên những mô hình du lịch sinh thái nổi tiếng thu hút du khách. Tôi mong muốn giúp Hà Tĩnh xây dựng mô hình này”, ông Lê Danh Cương chia sẻ.