Đề xuất chưa sáp nhập đối với các xã đặc thù ở thành phố Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Vì những lý do khách quan nên Thạch Bình và Thạch Hưng (TP Hà Tĩnh) cùng với 10 xã khác trên địa bàn toàn tỉnh đang được tỉnh đề xuất Trung ương chưa thực hiện việc sáp nhập trong giai đoạn hiện nay.

Cách biệt với các xã

Thực hiện chủ trương sáp nhập xã, qua rà soát, TP Hà Tĩnh có 4 xã: Thạch Bình, Thạch Hưng, Thạch Đồng, Thạch Môn dưới 50% cả 2 tiêu chí diện tích và quy mô dân số. Tuy nhiên, qua các điều kiện thực tế, Hà Tĩnh đã đề xuất với Trung ương chưa thực hiện việc sáp nhập Thạch Bình, Thạch Hưng trong giai đoạn 2019-2021.

Đề xuất chưa sáp nhập đối với các xã đặc thù ở thành phố Hà Tĩnh

Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thạch Bình đang quyết tâm cao cho mục tiêu trở thành phường.

Là địa phương nằm ở phía nam của TP Hà Tĩnh, qua rà soát đánh giá, hiện nay, Thạch Bình đã cơ bản đáp ứng các điều kiện của phường, nhất là về cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng.

Đến nay, điểm đô thị của Thạch Bình đã đạt trên 86% và đến năm 2021, dự kiến đạt mức 107 -114%. Được biết, theo chương trình phát triển đô thị của TP Hà Tĩnh, Thạch Bình sẽ cơ bản trở thành phường vào năm 2021. Chính vì vậy việc chưa tiến hành sắp xếp, sáp nhập Thạch Bình trong giai đoạn hiện nay nhằm mục tiêu xây dựng, hoàn thiện và nâng cấp đô thị, phù hợp với quy hoạch phát triển đô thị chung của thành phố.

Bí thư Đảng ủy xã Nguyễn Huy Nam cho biết, hiện nay, Thạch Bình đang có các dự án lớn được triển khai trên địa bàn, nổi bật nhất là dự án khu đô thị thương mại, dịch vụ, biệt thự sinh thái Nam cầu Phủ có diện tích đầu tư trên 71 ha, với khoảng 12.000 – 15.000 căn hộ, đáp ứng nhu cầu sinh sống cho trên 6.000 dân. Chính vì vậy, trong thời gian tới, dân số của Thạch Bình sẽ tăng nhanh và có quy mô rất lớn.

Đề xuất chưa sáp nhập đối với các xã đặc thù ở thành phố Hà Tĩnh

Thạch Bình có vị trí ngăn cách với các xã, phường khác bởi sông Phủ nên việc sáp nhập đòi hỏi nguồn lực lớn để xây dựng hệ thống cầu, giao thông phục vụ nhu cầu đi lại.

“Đảng bộ, chính quyền đang tập trung rất cao cho việc xây dựng đô thị văn minh để quyết tâm lên phường. Việc sáp nhập trong giai đoạn hiện nay sẽ ảnh hưởng lớn đến tâm lý của bà con, rất mong Trung ương xem xét chấp thuận cho Thạch Bình chưa sáp nhập trong giai đoạn hiện nay” – Bí thư Nguyễn Huy Nam mong mỏi.

Cùng với lý do trên, Thạch Bình còn là xã cách biệt với các xã, phường của TP Hà Tĩnh bởi sông Phủ. Chính vì vậy, nếu sáp nhập đòi hỏi nguồn lực rất lớn để đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng tạo sự liên thông, liên kết. Mặt khác, do ngăn cách bởi sông nên lối sống, phong tục của bà con nhân dân với các xã, phường khác nhất là phường Đại Nài còn có những khác biệt, thiếu liên kết.

Hướng phát triển thành phường quy mô lớn

Tương tự Thạch Bình, Thạch Hưng cũng phải nằm trong diện bắt buộc phải sắp xếp, tuy nhiên, hiện nay xã đã cơ bản đạt các tiêu chuẩn của phường (đạt 65% điểm đô thị, dự kiến đến năm 2021 xã sẽ đạt từ 107-114% điểm đô thị). Hơn nữa, theo dự báo của TP Hà Tĩnh, hiện nay Thạch Hưng đang còn quỹ đất rất lớn để phát triển đô thị. Khi phát triển quỹ đất với mật độ dân số như hiện nay, Thạch Hưng sẽ đáp ứng khoảng 40.000 dân sinh sống, trở thành một phường lớn, có quy mô dân số gấp 4 - 5 lần các phường trung tâm của TP Hà Tĩnh.

Đề xuất chưa sáp nhập đối với các xã đặc thù ở thành phố Hà Tĩnh

Với quỹ đất rộng, tốc độ đô thị nhanh, Thạch Hưng được dự báo sẽ là phường có quy mô lớn của TP Hà Tĩnh

Mặt khác, theo Bí thư Đảng ủy xã Nguyễn Trung Liện: "Thạch Hưng đạt chuẩn NTM năm 2018, các khu vực đang được đô thị hóa nhanh chóng, cơ sở vật chất hạ tầng và các tuyến giao thông quan trọng trên địa bàn đã cơ bản được đầu tư đồng bộ. Chính vì vậy chưa tiến hành sáp nhập để đảm bảo sử dụng hiệu quả kết cấu hạ tầng hiện có như: trụ sở làm việc, trường học, trạm y tế… tránh dư thừa, lãng phí công sức của bà con nhân dân. Chủ trương sáp nhập, bà con và chính quyền hết sức đồng thuận, tuy nhiên, xét theo tình hình thực tế và định hướng phát triển của xã, rất mong tỉnh, trung ương xem xét để Thạch Hưng chưa sáp nhập trong giai đoạn hiện nay".

Ngoài ra, hiện nay việc chưa sắp xếp Thạch Hưng nhằm tạo điều kiện để TP Hà Tĩnh tập trung thực hiện công tác GPMB các dự án phát triển đô thị, du lịch lớn trên địa bàn như: khu đô thị thông minh và phát triển các ngành nghề phục vụ kinh tế đô thị, khu sinh thái gắn với công viên, sông Rào Cái, hồ Đập Lỗ…

Theo phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, tổng số đơn vị hành chính cấp xã thực hiện sắp xếp trong năm 2019 của Hà Tĩnh là 80 xã, trong đó: 51/63 xã thuộc diện bắt buộc sắp xếp, 19 xã liên quan, 10 xã thuộc diện khuyến khích.

Có 12 xã thuộc diện bắt buộc phải sáp nhập do chưa đảm bảo 50% cả 2 tiêu chí quy mô và dân số nhưng Hà Tĩnh kiến nghị với Trung ương chưa xây dựng phương án sắp xếp.

Chủ đề Sáp nhập xã ở Hà Tĩnh

Đọc thêm

Truyện cười: Vé số

Truyện cười: Vé số

Một bà vợ hay ngoại tình, mỗi lần như vậy bà ta nói với chồng: “Em trúng xổ số nên hôm nay nhà mình ăn tươi”. 
Lionel Messi: Nước mắt thằng hề

Lionel Messi: Nước mắt thằng hề

Khi Lionel Messi đăng đàn phản ứng với phát biểu của Eric Abidal, thành viên BLĐ Barcelona, đó như giọt nước mắt của một thằng hề.
Các địa phương ở Hà Tĩnh ráo riết phòng, chống virus Corona

Các địa phương ở Hà Tĩnh ráo riết phòng, chống virus Corona

Với quan điểm “chống dịch như chống giặc”, các địa phương ở Hà Tĩnh đã tập trung triển khai nhiều biện pháp tích cực nhằm chủ động phòng ngừa và đối phó với những diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra.
2 bác sỹ Bệnh viện Nhi Trung ương “cắm chốt” tại Nghi Xuân

2 bác sỹ Bệnh viện Nhi Trung ương “cắm chốt” tại Nghi Xuân

Từ ngày 4/2, Bệnh viện Đa khoa Nghi Xuân mở thêm Phòng khám Nhi khoa do các bác sỹ đến từ Bệnh viện Nhi trung ương đảm nhận. Đây là một trong những nội dung thuộc dự án “Đào tạo, chăm sóc sức khỏe nhi khoa ban đầu" tại Bệnh viện Đa khoa huyện Nghi Xuân gian đoạn 2019 – 2021.
5 xã ở Hà Tĩnh tái phát dịch tả lợn châu Phi

5 xã ở Hà Tĩnh tái phát dịch tả lợn châu Phi

Sau khi đã qua 30 ngày có dịch tả lợn châu Phi (tính đến đầu tháng 12/2019), gần đây trên địa bàn Hà Tĩnh, dịch bệnh lại tái phát tại 5 xã thuộc 3 huyện, buộc phải tiêu hủy 58 con lợn ốm chết.