Sở Nội vụ Hà Tĩnh có nhiệm vụ phối hợp với Sở NN&PTNT, các cơ quan, đơn vị liên quan, UBND cấp huyện tham mưu phương án kiện toàn, tăng cường năng lực hệ thống thú y các cấp.
Trong bối cảnh một số dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm xuất hiện trên đàn vật nuôi, Hà Tĩnh đang tập trung rà soát, đẩy nhanh tiến độ tiêm phòng gia súc, gia cầm đợt 2 năm 2024.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 58/CĐ-TTg ngày 16/6/2024 về việc tập trung triển khai đồng bộ, quyết liệt, có hiệu quả các giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm.
Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các địa phương tập trung chỉ đạo, chấn chỉnh đối với các địa phương tỷ lệ tiêm phòng còn đạt thấp, đặc biệt là các mũi vắc xin phòng bệnh dại chó, viêm da nổi cục trên trâu bò và cúm gia cầm
Thông tin từ ngành chuyên môn huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) cho biết, trên địa bàn vừa xuất hiện bệnh viêm da nổi cục trên bò tại 1 hộ chăn nuôi ở xã Phù Lưu.
Cơ quan chức năng Hà Tĩnh nhận định, nguy cơ dịch bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò và các loại dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên gia súc, gia cầm phát sinh, lây lan trong dịp tết là rất cao.
Theo thống kê, đến sáng 12/12, dịch tả lợn châu Phi đã xảy ra tại 51 hộ, 24 thôn thuộc các địa bàn: Cẩm Xuyên, Hồng Lĩnh, Đức Thọ, Thạch Hà (Hà Tĩnh) với gần 277 con lợn bị tiêu hủy.
Ngay sau khi phát hiện dịch tả lợn châu Phi tại 2 xã Tân Lâm Hương và Thạch Ngọc, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) tập trung các biện pháp khoanh vùng, dập dịch và chủ động phòng dịch ở các địa bàn chưa xuất hiện dịch.
UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa ban hành “Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm năm 2024”, trong đó nhấn mạnh, việc chủ động phương án, nguồn nhân lực, vật tư để xử lý khi phát sinh các loại dịch bệnh nguy hiểm.
Phát hiện bệnh viêm da nổi cục trên 4 con trâu bò ở huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh), chính quyền địa phương và ngành chuyên môn đang gấp rút triển khai biện pháp bảo vệ đàn vật nuôi.
Kế hoạch tiêm vắc xin phòng bệnh cho gia súc, gia cầm đợt 2 năm 2022 của Hà Tĩnh đã khép lại (30/11) nhưng tỷ lệ vật nuôi được tiêm phòng vẫn đạt thấp. Điều này ảnh hướng rất lớn đến quá trình phòng, chống dịch bệnh toàn tỉnh vào dịp cuối năm.
Công an huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) vừa xử phạt hành chính bà Lê Thị Hoa và bà Trịnh Thị Dung với tổng số tiền 7 triệu đồng vì hành vi giấu lợn bị dịch và vứt xác lợn chết ra đồng.
Dịch tả lợn châu Phi đã xuất hiện tại một hộ chăn nuôi trên địa bàn xã Sơn Hồng (Hương Sơn - Hà Tĩnh), buộc cơ quan chức năng phải tiêu hủy 20 con lợn.
Thời gian tới, Hà Tĩnh tiếp tục giám sát chặt tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm, thuỷ sản; thực hiện tuyên truyền về các nguy cơ và biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật…
Huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) vừa công bố dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn xã Xuân Hồng, đồng thời khoanh vùng các khu vực có nguy cơ dịch bùng phát cao ở một số địa bàn lân cận.
Bằng những giải pháp quyết liệt, huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) đã kiểm soát được dịch viêm da nổi cục trên đàn trâu, bò. Đến nay, đã qua 25 ngày trên địa bàn huyện không ghi nhận trâu, bò nhiễm bệnh mới.
Tháng 4/2021, do dịch bệnh trên gia súc diễn biến phức tạp, nhu cầu tiêu thụ thịt bò và thịt lợn sụt giảm khiến doanh thu nhóm hàng lương thực, thực phẩm giảm 1,37% so với tháng trước.
Bí thư Tỉnh uỷ Hà Tĩnh Hoàng Trung Dũng yêu cầu các sở, ngành, địa phương quản lý tốt các cơ sở giết mổ tập trung, tuyệt đối không để xảy ra việc giết mổ gia súc mắc bệnh bán cho người tiêu dùng.
Theo nhận định của ngành chuyên môn, tình hình dịch bệnh trên gia súc ở Hà Tĩnh đang vào thời điểm “đạt đỉnh” và mức độ gây hại nguy hiểm nhất từ trước tới nay. Mặc dù các đơn vị liên quan đang nỗ lực triển khai các biện pháp để bao vây, khống chế, song về lâu dài, ngành chăn nuôi cần “lá chắn” vững vàng hơn.
Nhiều hộ dân tỏ ra chủ quan, bất chấp rủi ro và cảnh báo của cơ quan chuyên môn trong phòng, chống dịch cùng những “lỗ hổng” trong công tác quản lý được xem là yếu tố làm dịch bệnh gia súc diễn biến phức tạp ở Hà Tĩnh.
Trước tình trạng “dịch chồng dịch”, cả hệ thống chính trị Hà Tĩnh đang và sẽ tiếp tục tập trung các biện pháp để phòng, chống và khoanh vùng dịch bệnh, hạn chế thấp nhất thiệt hại cho người chăn nuôi.
Chưa bao giờ người chăn nuôi Hà Tĩnh phải chứng kiến một đợt dịch có tốc độ lây lan nhanh, độc lực cao như đợt dịch tả lợn châu Phi và viêm da nổi cục trên trâu bò giai đoạn này. Chỉ trong thời gian ngắn, hàng nghìn con lợn, trâu, bò chết khiến người chăn nuôi không kịp trở tay…
Nhiều hộ chăn nuôi chưa thực hiện nghiêm các biện pháp phòng dịch; vẫn có tình trạng mua bán vật nuôi mắc bệnh; một số xã lập chốt kiểm dịch nhưng hoạt động chưa hiệu quả... là những nguyên nhân khiến dịch bệnh gia súc tại huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) diễn biến nhanh.
Dù khá vất vả lựa chọn thực phẩm khi dịch bệnh trên gia súc diễn biến phức tạp nhưng người dân Hà Tĩnh đã linh hoạt để có những bữa ăn ngon, an toàn cho gia đình.
Trước diễn biến lây lan nhanh của dịch viêm da nổi cục trên đàn trâu, bò, người chăn nuôi ở Vũ Quang (Hà Tĩnh) đang khẩn trương kích hoạt các biện pháp phòng dịch.
Đến thời điểm hiện tại, tất cả các địa phương trên địa bàn Can Lộc (Hà Tĩnh) đều xuất hiện dịch bệnh viêm da nổi cục trên trâu bò. Dịch tả lợn châu Phi cũng xuất hiện trở lại tại 6/18 xã, thị trấn.
Mới xuất hiện dịch bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò cách đây hơn 1 tuần với 2 con bị nhiễm bệnh, thế nhưng, hiện nay, 14/16 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) đã “dính” dịch với 330 con trâu, bò mắc bệnh.
Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) và viêm da nổi cục trên đàn gia súc xuất hiện cùng thời điểm, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đang khẩn trương thực hiện các biện pháp khống chế, dập dịch.